Thế nào là bẻ gạch quân nhân chuyên nghiệp? Tại sao lại cho phép bẻ gạch quân nhân chuyên nghiệp?

Cho tôi hỏi thế nào là bẻ gạch quân nhân chuyên nghiệp? Tại sao lại cho phép bẻ gạch quân nhân chuyên nghiệp? Rất hy vọng nhận được phản hồi từ ban tư vấn. Cảm ơn ban tư vấn rất nhiều.

Thế nào là quân nhân chuyên nghiệp?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định về khái niêm quân nhân chuyên nghiệp cụ thể như sau:

"Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Quân nhân chuyên nghiệp là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phục vụ trong Quân đội nhân dân, được tuyển chọn, tuyển dụng theo chức danh và được phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp."

Thế nào là bẻ gach quân nhân chuyên nghiệp? Tại sao lại cho phép bẻ gach quân nhân chuyên nghiệp?

Thế nào là bẻ gạch quân nhân chuyên nghiệp? Tại sao lại cho phép bẻ gạch quân nhân chuyên nghiệp?

Thế nào là bẻ gạch quân nhân chuyên nghiệp?

Hiện nay, không có một quy định nào quy định về bẻ gạch quân nhân chuyên nghiệp. Bẻ gạch không phải là một thuật ngữ pháp lý được ghi nhận trong các văn bản pháp luật. Bẻ gạch là một cách gọi để tối giản hóa một hoạt động cụ thể liên quan đến quân nhân chuyên nghiệp.

Có thể hiểu bẻ gạch quân nhân chuyên nghiệp là quá trình chuyển từ quân nhân chuyên nghiệp sang sĩ quan có số (sĩ quan chính quy). Trên cầu vai của mỗi người quân nhân chuyên nghiệp sẽ có gạch hồng, việc bẻ gạch tức là từ bỏ gạch hồng đó.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 (Điều này được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008) quy định rằng:

Hạ sĩ quan, binh sĩ trong thời chiến; quân nhân chuyên nghiệp và công chức quốc phòng tại ngũ; cán bộ, công chức ngoài quân đội và những người tốt nghiệp đại học trở lên vào phục vụ tại ngũ được bổ nhiệm giữ chức vụ của sĩ quan thì được phong cấp bậc quân hàm sĩ quan tương xứng.

Do đó, việc chuyển qua sỹ quan có thể được áp dụng với quân nhân chuyên nghiệp, do dó, họ hoàn toàn có quyền được phong quân hàm sĩ quan tại ngũ.

Tại sao lại cho phép bẻ gạch quân nhân chuyên nghiệp?

Một lực lượng như quân đội nhân dân thì việc mỗi cá nhân quân nhân, sĩ quan phải đáp ứng các điều kiện nhất định về chuyên môn, phẩm chất, đạo đức,...

Do vậy, đối với việc trong quân nhân cho phép "bẻ gạch" nhằm tiết kiệm được thời gian đào tạo, huấn luyện, đồng thời có thể bổ sung kịp thời vào đội ngũ sĩ quan tại ngũ, phục vụ cho hoạt động mà họ có thể đảm nhận được.

Ngoài viêc cho phép chuyển từ quân nhân chuyên nghiệp sang sĩ quan tại ngũ thì hiện nay, pháp luật cũng cho phép chuyển từ sĩ quan tại ngũ sang quân nhân chuyên nghiệp.

Cụ thể, theo quy định tại Điều 34 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định cụ thể rằng khi chức vụ đang đảm nhiệm không còn nhu cầu bố trí sĩ quan, nếu sĩ quan có đủ điều kiện thì được xét chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp hoặc công chức quốc phòng và được hưởng mức lương không thấp hơn khi còn là sĩ quan.

Hoặc tại quy định tại Điều 14 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định:

"Điều 14. Tuyển chọn, tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp
1. Đối tượng tuyển chọn:
a) Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam trong trường hợp thay đổi tổ chức, biên chế mà chức vụ đang đảm nhiệm không còn nhu cầu bố trí sĩ quan;
b) Hạ sĩ quan, binh sĩ hết thời hạn phục vụ tại ngũ, đang phục vụ trong ngạch dự bị của quân đội;
c) Công nhân và viên chức quốc phòng.
2. Đối tượng tuyển dụng:
Công dân Việt Nam không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này, thường trú trên lãnh thổ Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên.
3. Điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn, tuyển dụng gồm:
a) Có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe, lý lịch rõ ràng và tự nguyện phục vụ quân đội;
b) Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp với chức danh của quân nhân chuyên nghiệp.
4. Hình thức tuyển chọn, tuyển dụng là xét tuyển hoặc thi tuyển. Trường hợp tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại giỏi, xuất sắc hoặc có trình độ kỹ thuật nghiệp vụ bậc cao thì được tuyển chọn, tuyển dụng thông qua xét tuyển."

Việc thay đổi vị trí có thể làm mất đi bản chất về vị trí pháp lý mà họ đang có, nhưng về mức lương thì thường bằng hoặc cao hơn so với khi còn là sĩ quan.

Những quy định liên quan tới biệt phái hay bẻ gạch là những quy định đặc trưng được ghi nhận trong các văn bản liên quan đến lực lượng quân đội, điều này thể hiện sự linh hoạt trong quy định, nhưng không làm mất đi tính quản lý.

Việc thực hiện hiệu quả về biệt phái, bẻ gạch, nguồn nhân lực giữa các ngành, cơ quan ngày càng được bảo đảm, tiết kiệm thời gian đào tạo lại phù hợp với vị trí mà họ đang cần thiết sử dụng.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

9,887 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào