Tem vệ sinh thú y dùng cho cơ sở giết mổ động vật sẽ được thay mới hoàn toàn từ ngày 01/01/2024?

Cho hỏi tem vệ sinh thú y dùng cho cơ sở giết mổ động vật đã được cấp hiện nay sẽ có hiệu lực sử dụng đến khi nào? Câu hỏi của anh Phong đến từ Long An.

Tem vệ sinh thú y dùng cho cơ sở giết mổ động vật sẽ được thay mới hoàn toàn từ ngày 01/01/2024?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 10/2022/TT-BNNPTNT, quy định như sau:

Quy định chuyển tiếp
1. Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y đã được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được tiếp tục sử dụng đến hết thời hạn ghi trên giấy.
2. Tem vệ sinh thú y dùng cho cơ sở giết mổ động vật xuất khẩu, cơ sở hỗn hợp vừa xuất khẩu và tiêu thụ nội địa đã được in trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023.
3. Mẫu dấu kiểm soát giết mổ không phù hợp với quy định tại Thông tư này được sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023.

Đồng thời, tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 10/2022/TT-BNNPTNT đã thay thế cụm từ “Sử dụng Tem vệ sinh thú y đối với thân thịt hoặc sản phẩm động vật được bao gói kín bằng cụm từ “Tem vệ sinh thú y chỉ được sử dụng đối với thân thịt hoặc sản phẩm động vật được bao gói kín:” tại khoản 1 Điều 30 Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT.

Như vậy, tem vệ sinh thú y dùng cho cơ sở giết mổ động vật xuất khẩu, cơ sở hỗn hợp vừa xuất khẩu và tiêu thụ nội địa được in trước ngày 30/10/2022, sẽ được sử dụng đến hết ngày 31/12/2023.

Theo đó, từ ngày 01/01/2024 tem vệ sinh thú y sẽ được thực hiện theo quy định mới.

Tem vệ sinh thú y dùng cho cơ sở giết mổ động vật sẽ được thay mới hoàn toàn từ ngày 01/01/2024?

Tem vệ sinh thú y dùng cho cơ sở giết mổ động vật sẽ được thay mới hoàn toàn từ ngày 01/01/2024?

Sẽ không còn thực hiện kiểm tra đối với trang phục bảo hộ trước khi giết mổ?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 10/2022/TT-BNNPTNT, quy định như sau:

Thay thế, bãi bỏ một số cụm từ, điểm, Phụ lục của Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y
1. Bỏ cụm từ “trang phục bảo hộ trong lúc làm việc” tại khoản 2; bỏ từ “sạch” tại điểm c khoản 3 Điều 5.
2. Thay thế cụm từ “đường kính của biểu tượng là 14-15 mm” bằng cụm từ “đường kính của biểu tượng là 10,5-13mm” tại điểm c khoản 1 Điều 28.
3. Thay thế cụm từ “Sử dụng Tem vệ sinh thú y đối với thân thịt hoặc sản phẩm động vật được bao gói kín như sau:” bằng cụm từ “Tem vệ sinh thú y chỉ được sử dụng đối với thân thịt hoặc sản phẩm động vật được bao gói kín, cụ thể như sau:” tại khoản 1 Điều 30.
4. Bỏ cụm từ “tiêu thụ nội địa” tại khoản 6 Điều 31.
5. Thay thế cụm từ “Cơ quan Thú y vùng II” bằng cụm từ “Chi cục Thú y vùng II” tại điểm b khoản 1 Điều 35.
6. Bãi bỏ điểm c mục 2 Phụ lục I.
7. Bãi bỏ Phụ lục VII.

Theo đó, đã bãi bỏ cụm từ "trang phục bảo hộ trong lúc làm việc" tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT. Như vậy, sẽ không còn kiểm tra đối với trang phục bảo hộ trước khi giết mổ.

Bổ sung chi tiết nguồn gốc rõ ràng của động vật đưa vào giết mổ?

Tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT quy định như sau:

Yêu cầu đối với động vật đưa vào giết mổ
...
2. Có nguồn gốc rõ ràng.

Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 10/2022/TT-BNNPTNT đã sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 4 Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT cụ thể như sau:

Yêu cầu đối với động vật đưa vào giết mổ
...
2.Có nguồn gốc rõ ràng, cụ thể như sau: có Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh (đối với động vật có nguồn gốc từ địa bàn cấp tỉnh khác); có các giấy tờ như hóa đơn, chứng từ, hợp đồng mua bán, Giấy chứng nhận tiêm phòng hoặc các giấy tờ tương đương khác hoặc được kê khai theo Điều 4 Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi (đối với động vật trong địa bàn cấp tỉnh) để có thể truy xuất nguồn gốc.

Như vậy, theo quy định mới, nguồn gốc rõ ràng của động vật đưa vào giết mổ đã quy định để có thể truy xuất nguồn gốc, phải có:

- Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh (đối với động vật có nguồn gốc từ địa bàn cấp tỉnh khác);

- Các giấy tờ như hóa đơn, chứng từ, hợp đồng mua bán, Giấy chứng nhận tiêm phòng hoặc các giấy tờ tương đương khác hoặc được kê khai theo Điều 4 Thông tư 23/2019/TT-BNNPTNT (đối với động vật trong địa bàn cấp tỉnh).

Bổ sung quy định về thẩm quyền cấp giấy chứng nhận vệ sinh thú y?

Theo khoản 1 Điều 37 Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT, quy định như sau:

Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y (sau đây gọi là Giấy chứng nhận VSTY)
1. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận VSTY:
a) Cục Thú y đối với cơ sở do Trung ương quản lý; các cơ sở phục vụ xuất, nhập khẩu và cơ sở hỗn hợp phục vụ xuất, nhập khẩu và phục vụ tiêu dùng trong nước;
b) Cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh đối với cơ sở không thuộc điểm a khoản này và phục vụ tiêu dùng trong nước.

Tuy nhiên, tại khoản 10 Điều 1 Thông tư 10/2022/TT-BNNPTNT đã sửa đổi, bổ sung nội dung trên như sau:

Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y (sau đây gọi là Giấy chứng nhận VSTY)
1. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận VSTY:
a) Cục Thú y đối với các cơ sở xuất khẩu; cơ sở hỗn hợp xuất khẩu và tiêu dùng trong nước; cơ sở hỗn hợp xuất, nhập khẩu;
b) Chi cục Thú y vùng, Chi cục Kiểm dịch động vật vùng thuộc Cục Thú y đối với các cơ sở nhập khẩu; cơ sở hỗn hợp nhập khẩu và tiêu dùng trong nước tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cụ thể như sau:
Chi cục Thú y vùng I: Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái.
Chi cục Thú y vùng II: Hải Phòng, Thái Bình, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên.
Chi cục Thú y vùng III: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Chi cục Thú y vùng IV: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Định.
Chi cục Thú y vùng V: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông.
Chi cục Thú y vùng VI: Thành phố Hồ Chí Minh, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre.
Chi cục Thú y vùng VII: Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, An Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.
Chi cục Kiểm dịch động vật vùng Quảng Ninh: Quảng Ninh.
Chi cục Kiểm dịch động vật vùng Lạng Sơn: Lạng Sơn.
Chi cục Kiểm dịch động vật vùng Lào Cai: Lào Cai.

Như vậy, theo quy định mới, đã quy định chi tiết thẩm quyền cấp giấy chứng nhận vệ sinh thú y theo từng vùng cụ thể.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,053 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào