TCVN 5082 : 1990 yêu cầu về kích thước đối với các phương tiện bảo vệ mắt? Quy định về quang học đối với phương tiện bảo vệ mắt là gì?
TCVN 5082 : 1990 yêu cầu về kích thước đối với các phương tiện bảo vệ mắt?
Yêu cầu về kích thước đối với các phương tiện bảo vệ mắt được quy định tại TCVN 5082:1990 như sau:
- Tất cả các phương tiện bảo vệ mắt phải đáp ứng các yêu cầu chung quy định ở Điều 4.1. Hơn nữa, tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng của từng loại, phương tiện bảo vệ mắt phải đáp ứng một hoặc nhiều các yêu cầu đặc biệt quy định ở Điều 4.2.
Mắt kính phải có kích thước tối thiểu như sau:
− Mắt kính tròn: đường kính 40 mm.
− Mắt kính chữ nhật: 32 mm (ngang) x 25 mm ( cao)
− Kính dùng cho kính bảo vệ kiểu kín với một thấu kính liền và tấm che mặt: 105 mm x 50 mm
Phương tiện bảo vệ mắt phải đảm bảo trường nhìn đủ rộng để khi làm việc không gây ra sự nguy hiểm hoặc sự không thuận tiện.
Xem chi tiết tại TCVN 5082:1990.
TCVN 5082 : 1990 yêu cầu về kích thước đối với các phương tiện bảo vệ mắt? (Hình từ Internet)
Quy định về quang học đối với phương tiện bảo vệ mắt là gì?
Yêu cầu về quang học đối với các phương tiện bảo vệ mắt được quy định tại TCVN 5082:1990 như sau:
Độ khúc xạ, độ loạn thị và độ lăng kính
* Mắt kính chưa lắp
Các khuyết tật quang học của mắt kính chưa lắp được đo bằng phương pháp quy định. Các phép đo này cũng có thể được thực hiện bằng những phương pháp không dùng viễn kính như phương pháp chuẩn nêu trên, mà dùng nguồn tia lade. Các phép đo được tiến hành nhằm xác định:
Hiệu ứng cầu và độ loạn thị:
− Ở ít nhất 4 điểm (một trong số đó là tâm) trong khu vực đường kính 40 mm, quanh tâm hình học của mắt kính hoặc tại những điểm được chọn theo thoả thuận giữa người chế tạo mắt kính và người sản xuất phương tiện bảo vệ mắt sử dụng mắt kính đó. Khi tâm hình học và quang học không trùng nhau, việc kiểm tra này phải là một nội dung của hợp đồng thoả thuận giữa bên mua và bên bán.
Hiệu ứng lăng kính:
- Được đo tại tâm điểm hình học của mắt kính.
Sai lệch cho phép về hiệu ứng cầu, lăng kính và độ loạn thị được quy định trong Bảng 2.
* Mắt kính trong khung gọng
Các khuyết tật quang học của mắt kính trong khung gọng, kính và tấm che mặt phải được xác định theo phương pháp quy định.
Sai lệch cho phép về quang học đối với các mắt kính trong khung gọng được ghi ở Bảng 3.
( + ) Các đường trục phải song song.
Các yêu cầu về hiệu ứng lăng kính là phải thoả mãn độ chênh lệch giữa các giá trị đo được ở các điểm quy định của phương tiện bảo vệ mắt.
Tán sắc
Nếu mắt kính bị tán sắc rõ rệt, thì độ tương phản có thể bị giảm và khả năng nhìn bị ảnh hưởng xấu. Do vậy cần phải xác định các đặc tính về tán sắc, song đến nay chưa có khả năng quy định trị số giới hạn đối với chỉ tiêu này.
Tuy nhiên ánh sáng bị phân tán có thể đo bằng phương pháp chuẩn xác định góc khối nhỏ. Các phương pháp khác đối với kính lọc có trị số truyền quang (T) lớn hơn 10 % có thể áp dụng, ví dụ bằng máy đo sương mù hay kiểm tra bằng mắt, miễn là lập được mối tương quan đối với vật liệu thử.
Trị số tán sắc giới hạn phù hợp có thể bằng 1,0.cd.m-2lx-1 cho kính hàn và 0,5 cd m-2lx-1 cho tất cả các loại cái lọc sáng khác.
Nhận biết mầu sắc
Cái lọc sáng cho phép nhận biết màu sắc khi làm việc và quan sát các dấu hiệu an toàn được càng xa càng tốt. Các giới hạn về ánh sắc của màu phải được xác định dựa trên số lần thực nghiệm thu được trên cái lọc sáng trong các điều kiện sử dụng thực tế và khả năng thích ứng về màu sắc của mắt người.
TCVN 5082 : 1990 yêu cầu về độ bền kết cấu đối với các phương tiện bảo vệ mắt như thế nào?
Tại TCVN 5082:1990 có đề cập đến việc Quy định này đề cập tới yếu tố các nguy hiểm mang tính cơ học. Các thử nghiệm được quy định ở 4.1.4.1 và 4.1.4.2 không áp dụng đối với các phương tiện bảo vệ mắt chống bức xạ quang học, nếu các cái lọc sáng không được dùng ở những nơi có nguy hiểm về cơ học.
Tuy vậy, các phương tiện bảo hộ chống bức xạ quang học cũng phải đảm bảo khả năng an toàn tối thiểu đối với các nguy hiểm cơ học. Những phương tiện đó được chế tạo theo các yêu cầu và công nghệ khác nhau, nên việc nghiên cứu tiếp để hoàn thiện yêu cầu kỹ thuật chung và phương pháp thử tương ứng là cần thiết.
* Mắt kính chưa lắp khung gọng (mắt kính bảo hộ chống các vật bay có khối lượng lớn và tốc độ nhỏ).
Các mắt kính này phải được thiết kế để chịu được tác động của viên bi thép đường kính 22 mm, khối lượng 44g rơi từ độ cao 1,3 m ± 0,03 m.
Sau khi thử, mắt kính không bị rạn nứt: mắt kính bị coi là rạn nứt nếu nó bị nứt thành hai loại nhiều mảnh theo suốt chiều dày của mắt kính, hoặc nếu có hơn 5 mg vật liệu của mắt kính bị bắn ra khỏi bề mặt của nó do va chạm của viên bi hoặc nếu viên bi xuyên qua mắt kính.
* Mắt kính trong khung gọng.
Mắt kính trong khung gọng phải đáp ứng được các yêu cầu về thử nghiệm độ bền; phải chịu được tác động của viên bi thép có đường kính 22 mm, khối lượng 44g, rơi ở độ cao 1,3
Sau khi thử, không có các khuyết tật sau:
- Rạn nứt mắt kính: mắt kính bị coi là rạn nứt nếu nó bị nứt làm hai hoặc nhiều mảnh suốt chiều dày mắt kính hoặc nếu có hơn 5 mg vật liệu mắt kính bị bắn ra khỏi bề mặt của nó do va chạm của viên bi, hoặc nếu viên bi xuyên qua mắt kính.
- Biến dạng mắt kính: mắt kính bị coi là biến dạng nếu có dấu hiệu xuất hiện trên bề mặt tờ giấy trắng đặt ở phía đối diện dưới tác động của viên bi thép.
- Khung gọng kính bị hỏng: khung gọng kính bị coi là hỏng nếu nó bị long rời thành nhiều mảnh, nếu nó không còn khả năng giữ được mắt kính, hoặc nếu mắt kính còn nguyên nhưng long ra khỏi khung gọng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.