Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, tàng trữ để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý bị phạt hành chính thế nào năm 2024?
- Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, tàng trữ để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý bị phạt hành chính thế nào năm 2024?
- Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý là gì?
- Cơ quan nào có thẩm quyền xử phạt hành vi sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, tàng trữ để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý?
Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, tàng trữ để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý bị phạt hành chính thế nào năm 2024?
Căn cứ Điều 12 Nghị định 99/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 46/2024/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính đối với hành vi sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, chào hàng, tàng trữ để bán, trưng bày để bán, vận chuyển hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý mà chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
(1) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm đến 5.000.000 đồng:
- Buôn bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý;
- Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi trên.
(2) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại mục (1) trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
(3) Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại mục (1) trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
(4) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại mục (1) trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
(5) Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 55.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại mục (1) trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 40.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
(6) Phạt tiền từ 55.000.000 đồng đến 85.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại mục (1) trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
(7) Phạt tiền từ 85.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại mục (1) trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
(8) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại mục (1) trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng.
(9) Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại mục (1) trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm trên 300.000.000 đồng.
(10) Phạt tiền bằng 1,2 lần mức tiền phạt quy định từ mục (1) đến mục (9) nhưng không vượt quá 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Sản xuất bao gồm: Thiết kế, chế tạo, gia công, lắp ráp, chế biến, đóng gói và các hoạt động khác làm ra hàng hóa mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo;
- In, dán, đính, đúc, dập khuôn hoặc bằng hình thức khác tem, nhãn, vật phẩm khác mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo lên hàng hóa;
- Nhập khẩu hàng hóa mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo;
- Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện một trong ba hành vi trên.
(11) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại mục (1) và mục (10) trong trường hợp không có căn cứ xác định giá trị hàng hóa vi phạm.
Lưu ý:
- Mức phạt trên áp dụng với cá nhân có hành vi sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, tàng trữ để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, mức phạt đối với tổ chức có hành vi vi phạm tương ướng gấp 02 lần mức phạt của cá nhân. (Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 99/2013/NĐ-CP). Do đó, tổ chức có hành vi sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, tàng trữ để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý có thể bị phạt tiền lên đến 60.000.000 đồng.
- Tổ chức, cá nhân có hành vi sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, tàng trữ để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
(1A) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại một trong các mục (3A), (4A), (5A) nêu sau.
(2A) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi sản xuất, nhập khẩu hoặc hành vi đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi sản xuất, nhập khẩu hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý;
(3A) Buộc tiêu hủy đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đối với hành vi vi phạm, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo mục (4A), (5A);
(4A) Buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo mục (5A);
(5A) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất đối với hàng hóa nhập khẩu, quá cảnh giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý; phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý sau khi đã loại bỏ yếu tố vi phạm đối với hành vi nhập khẩu, quá cảnh hoặc hành vi đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi nhập khẩu, quá cảnh;
(6A) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm từ mục (1) đến mục (10).
Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, tàng trữ để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý bị phạt hành chính thế nào năm 2024? (Hình từ Internet)
Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý là gì?
Căn cứ Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 79 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022) quy định hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý như sau:
- Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu là hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn nhãn hiệu hoặc dấu hiệu hoặc tem, nhãn có chứa các dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức khó phân biệt với nhãn hiệu đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu.
- Hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý là hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn dấu hiệu hoặc tem, nhãn có chứa các dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức khó phân biệt với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó.
Việc gắn dấu hiệu này được thực hiện bởi tổ chức, cá nhân không có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý theo quy định tại khoản 4 Điều 121 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi điểm b khoản 45 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022) hoặc theo pháp luật của nước xuất xứ của chỉ dẫn địa lý đó.
Cơ quan nào có thẩm quyền xử phạt hành vi sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, tàng trữ để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý?
Căn cứ tại Điều 15 Nghị định 99/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a Khoản 14 Điều 1 Nghị định 46/2024/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử phạt hành vi sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, tàng trữ để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý gồm:
- Thanh tra Khoa học và Công nghệ;
- Quản lý thị trường (rong hoạt động sản xuất, buôn bán, chào hàng, vận chuyển, tàng trữ, trưng bày hàng hóa tại thị trường trong nước);
- Hải quan (trong hoạt động nhập khẩu hàng hóa, quá cảnh, hoạt động vận chuyển hàng hoá trong địa bàn hoạt động hải quan);
- Công an;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp xảy ra tại địa phương theo nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 38 và Điều 52 của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.