Quy trình kiểm tra, giám sát, bảo trì giàn giáo và thang để đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng như thế nào?
Quy định về kiểm tra, giám sát và bảo trì giàn giáo và thang?
Căn cứ tiểu mục 2.2 mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng ban hành kèm Thông tư 16/2021/TT-BXD quy định việc kiểm tra, giám sát và bảo trì giàn giáo và thang như sau:
(1) Giàn giáo phải được kiểm tra và ghi lại kết quả kiểm tra bằng văn bản (có thể có hình ảnh) bởi người có thẩm quyền tại các thời điểm sau đây:
- Trước khi giàn giáo được đưa vào sử dụng;
- Định kỳ trong quá trình sử dụng như sau:
+ Tối thiểu 07 ngày đối với giàn giáo kim loại;
+ Tối thiểu 01 ngày đối với các loại giàn giáo treo, giàn giáo leo;
+ Tối thiểu 12 giờ đối với các loại giàn giáo phi kim loại.
- Sau khi giàn giáo bị thay đổi, hư hỏng trong quá trình sử dụng hoặc sau khi xảy ra động đất, bão, lốc, mưa lớn nhiều ngày hoặc bất kỳ việc gì có khả năng ảnh hưởng đến độ bền và ổn định của giàn giáo (như do các vật nâng, máy, thiết bị thi công va chạm vào hoặc tác động va chạm khác).
Chú thích: Người có thẩm quyền là người quản lý thi công hoặc người quản lý ATVSLĐ của nhà thầu và phải được đào tạo về công việc ĐBAT lao động, sử dụng giàn giáo.
(2) Việc kiểm tra theo 2.2.4.1 nhằm mục đích đảm bảo là giàn giáo đã sử dụng vật liệu đảm bảo chất lượng, đúng chủng loại và lắp dựng đúng quy định, có đầy đủ các biện pháp để ĐBAT và ngăn ngừa tai nạn có thể xảy ra.
(3) Không được phép điều chỉnh, thay đổi về cách lắp dựng giàn giáo so với thiết kế đã được phê duyệt hoặc tháo dỡ giàn giáo mà không có sự chấp thuận và kiểm tra, giám sát của người có thẩm quyền.
CHÚ THÍCH: Người có thẩm quyền theo quy định tại 2.2.4.1.
(4) Giàn giáo phải được duy trì trong điều kiện làm việc tốt, phù hợp; các bộ phận của giàn giáo phải được giữ cố định và bảo đảm là không có bộ phận nào bị thay thế trong quá trình sử dụng.
(5) Không được phép tháo dỡ một phần giàn giáo và tiếp tục sử dụng phần còn lại. Trường hợp cần thiết phải sử dụng phần còn lại thì phải tính toán, kiểm tra để ĐBAT trong sử dụng.
Quy định kỹ thuật về giàn giáo và thang đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng: kiểm tra, giám sát, bảo trì; sử dụng thiết bị nâng trên giàn giáo, giàn giáo định hình, giàn giáo treo?
Quy định về sử dụng thiết bị nâng trên giàn giáo?
Căn cứ tiểu mục 2.2 mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng ban hành kèm Thông tư 16/2021/TT-BXD quy định về việc sử dụng thiết bị nâng trên giàn giáo như sau:
- Trường hợp phải đỡ thiết bị nâng thì giàn giáo phải đáp ứng thêm các yêu cầu sau:
+ Giàn giáo phải được người có thẩm quyền kiểm tra, bổ sung các biện pháp gia cường và các biện pháp an toàn khác (nếu cần thiết); trong đó lưu ý phải có biện pháp ngăn ngừa chuyển dịch của các thanh ngang đỡ sàn đặt thiết bị nâng;
Chú thích: Người có thẩm quyền là người thiết kế giàn giáo hoặc người được đào tạo về kết cấu công trình, có kinh nghiệm về thiết kế, thẩm tra thiết kế giàn giáo. Việc kiểm tra phải phối hợp với người quản lý thiết bị nâng.
+ Giàn giáo phải được liên kết với phần hoặc bộ phận chắc chắn của công trình tại vị trí gần nhất với nơi lắp thiết bị nâng;
+ Tuân thủ các yêu cầu về sử dụng thiết bị nâng theo quy định tại 2.4.
- Giàn giáo định hình
- Giàn giáo định hình phải có đầy đủ các bộ phận và phụ kiện để lắp đặt và giằng, giữ chắc chắn. Việc sử dụng giàn giáo định hình phải tuân thủ đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất (hoặc nhà cung cấp).
- Giàn giáo định hình phải được kiểm tra, thử nghiệm trước khi xuất xưởng theo quy định của thiết kế, các tiêu chuẩn áp dụng và quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
- Không được sử dụng các loại thanh giáo (hoặc khung giáo) khác nhau trong một giàn giáo (hệ giàn giáo) định hình.
- Tại công trường, trước khi đưa vào sử dụng, các thanh giáo (hoặc khung giáo), bộ phận và phụ kiện để lắp giàn giáo phải được kiểm tra về sự phù hợp với các yêu cầu của thiết kế giàn giáo và các tiêu chuẩn áp dụng của nhà sản xuất.
Quy định về giàn giáo định hình?
Căn cứ tiểu mục 2.2 mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng ban hành kèm Thông tư 16/2021/TT-BXD quy định về giàn giáo định hình như sau:
- Giàn giáo định hình phải có đầy đủ các bộ phận và phụ kiện để lắp đặt và giằng, giữ chắc chắn. Việc sử dụng giàn giáo định hình phải tuân thủ đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất (hoặc nhà cung cấp).
- Giàn giáo định hình phải được kiểm tra, thử nghiệm trước khi xuất xưởng theo quy định của thiết kế, các tiêu chuẩn áp dụng và quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
- Không được sử dụng các loại thanh giáo (hoặc khung giáo) khác nhau trong một giàn giáo (hệ giàn giáo) định hình.
- Tại công trường, trước khi đưa vào sử dụng, các thanh giáo (hoặc khung giáo), bộ phận và phụ kiện để lắp giàn giáo phải được kiểm tra về sự phù hợp với các yêu cầu của thiết kế giàn giáo và các tiêu chuẩn áp dụng của nhà sản xuất.
Quy định về sử dụng giàn giáo?
Căn cứ tiểu mục 2.2 mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng ban hành kèm Thông tư 16/2021/TT-BXD quy định về việc sử dụng giàn giáo như sau:
- Người sử dụng lao động phải kiểm tra sự tuân thủ các quy định của thiết kế giàn giáo trong quá trình sử dụng theo quy định tại 2.2.4.
- Phải có các biện pháp phù hợp (như sử dụng dây lái) để ngăn ngừa các vật nâng không va đập vào giàn giáo.
- Khi chuyển các tải trọng nặng lên giàn giáo thì tải trọng không được truyền hoặc tác động đột ngột vào giàn giáo.
- Tải trọng, tác động phải được bố trí hoặc sắp xếp để có thể phân bố đều nhất lên giàn giáo.
- Trong quá trình sử dụng, phải thường xuyên kiểm tra để đảm bảo giàn giáo không bị quá tải hoặc sử dụng sai mục đích.
- Chỉ được phép lưu trữ ngắn hạn vật tư, vật liệu hoặc các vật khác trên giàn giáo (để sử dụng ngay).
Quy định về giàn giáo treo?
Căn cứ tiểu mục 2.2 mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng ban hành kèm Thông tư 16/2021/TT-BXD quy định về việc sử dụng giàn giáo treo như sau:
- Ngoài các yêu cầu an toàn chung đối với giàn giáo, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến KNCL, ổn định, chống nghiêng, chống rơi, giàn giáo treo phải tuân thủ các quy định bổ sung dưới đây:
+ Các kích thước (đặc biệt là chiều dài) của sàn công tác giàn giáo treo phải được thiết kế và lắp dựng để đảm bảo ổn định của toàn bộ hệ giáo;
+ Số lượng các điểm treo phải được lựa chọn phù hợp với kích thước và hình dạng của sàn công tác;
+ Người lao động phải được trang bị dây cứu sinh được neo giữ chắc chắn và độc lập với điểm neo để treo giàn giáo;
Ghi chú: Dây cứu sinh phải được thử nghiệm với hệ số an toàn như đối với dây, cáp treo của giáo treo quy định tại 2.2.3.1.
+ Các bộ phận neo của giàn giáo treo phải được thiết kế, lắp đặt và kiểm tra kỹ để đảm bảo KNCL;
+ Các bộ phận như dây, tời, ròng rọc của giàn giáo treo phải được thiết kế, lắp dựng, sử dụng và bảo trì tuân thủ các quy định cho thiết bị nâng tại 2.4;
+ Trước khi sử dụng, hệ giáo treo phải được kiểm tra, thử tải, kiểm định an toàn và chấp thuận bởi người có thẩm quyền theo quy định.
Chú thích 1: Công việc thử tải, kiểm định quy định tại 2.2.8.2.
Chú thích 2: Người có thẩm quyền bao gồm người quản lý máy, thiết bị thi công (hoặc quản lý an toàn) của nhà thầu và người giám sát xây dựng của chủ đầu tư (hoặc tổng thầu EPC), có kinh nghiệm về giàn giáo treo.
- Công việc thử tải, kiểm định đối với giàn giáo treo thực hiện theo quy định sau:
+ Các sàn treo cơ khí sử dụng động cơ (sàn treo Gondola) phải được kiểm định, thử tải bởi các tổ chức kiểm định có đủ điều kiện năng lực theo quy định của cơ quan có thẩm quyền;
+ Các loại sàn treo khác được thử tải theo quy định của thiết kế với hệ số an toàn đối với tải trọng nâng thiết kế (bao gồm người, vật tư, thiết bị đặt, để trên sàn treo) tối thiểu bằng 04 (bốn);
+ Các liên kết để treo, neo, móc vào công trình hoặc giàn giáo (ví dụ: sử dụng nôi treo để treo vào giàn giáo khác): Thử tải theo quy định của thiết kế với hệ số an toàn của tải trọng tối thiểu bằng 04 (bốn) lần tải trọng mà nó phải đỡ (bao gồm tải trọng của dây cáp, sàn treo và thiết bị, phụ kiện của nó, tải trọng dự kiến sẽ sử dụng trên sàn treo);
+ Các bộ phận neo của giàn giáo treo phải được thử tải với tải trọng thử xác định tương ứng với tải trọng nâng thiết kế quy định tại điểm b mục này với hệ số an toàn tối thiểu bằng 04 (bốn).
Thông tư 16/2021/TT-BXD có hiệu lực từ 20/06/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.