Quy trình chi tiết thực hiện phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ trong đấu thầu như thế nào? Việc mở thầu được thực hiện ra sao?
- Quy trình chi tiết thực hiện phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ theo nghị định 24/2024/NĐ-CP như thế nào?
- Việc mở thầu trong phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được quy định thế nào theo Nghị định 24/2024/NĐ-CP?
- Việc đánh giá hồ sơ dự thầu dựa trên những tiêu chí nào và thực hiện đánh giá ra sao?
Quy trình chi tiết thực hiện phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ theo nghị định 24/2024/NĐ-CP như thế nào?
Xem thêm: Hồ sơ mời thầu đối với lựa chọn nhà thầu năm 2024 theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ
Ngày 27/02/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.
Căn cứ theo Điều 22 Nghị định 24/2024/NĐ-CP đặt ra quy trình chi tiết thực hiện phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ áp dụng đối với quy trình đấu thầu rộng rãi, hạn chế không qua mạng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp cụ thể như sau:
Cụ thể quy trình thực hiện phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ gồm 5 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, bao gồm:
- Lựa chọn danh sách ngắn (nếu cần thiết);
- Lập hồ sơ mời thầu;
- Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu.
Giai đoạn 2: Tổ chức lựa chọn nhà thầu, bao gồm:
- Mời thầu;
- Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu;
- Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu;
- Mở thầu.
Giai đoạn 3: Đánh giá hồ sơ dự thầu, bao gồm:
- Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu;
- Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu;
- Xếp hạng nhà thầu (nếu có nhiều hơn 01 nhà thầu).
Giai đoạn 4: Trình, thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu và giải thích lý do nhà thầu không trúng thầu theo yêu cầu của nhà thầu (nếu có).
Giai đoạn 5: Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng
Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, ngoài nhà thầu là tổ chức, nhà thầu là cá nhân, nhóm cá nhân chào thầu sản phẩm đổi mới sáng tạo của mình đáp ứng quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghi định 24/2024/NĐ-CP được tham dự thầu.
Quy trình chi tiết thực hiện phương thức một gia đoạn một túi hồ sơ trong đấu thầu như thế nào? Việc mở thầu được thực hiện ra sao? (Hình từ Internet)
Việc mở thầu trong phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được quy định thế nào theo Nghị định 24/2024/NĐ-CP?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 26 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định về việc mở thầu trong phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ như sau:
- Việc mở thầu phải được tiến hành công khai và bắt đầu ngay trong thời hạn 02 giờ kể từ thời điểm đóng thầu.
Bên mời thầu chỉ mở các hồ sơ dự thầu nhận được trước thời điểm đóng thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu trước sự chứng kiến của đại diện các nhà thầu tham dự lễ mở thầu, không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà thầu.
Việc mở thầu được thực hiện đối với từng hồ sơ dự thầu theo thứ tự chữ cái tên của nhà thầu và theo trình tự:
+ Kiểm tra niêm phong;
+ Mở hồ sơ và đọc rõ các thông tin về tên nhà thầu;
+ Tham dự độc lập hay liên danh;
+ Số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ;
+ Giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu;
+ Giá trị giảm giá (nếu có);
+ Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu;
+ Thời gian thực hiện gói thầu;
+ Giá trị, hiệu lực của bảo đảm dự thầu;
+ Các thông tin khác liên quan;
- Biên bản mở thầu:
+ Các thông tin quy định tại điểm a khoản 4 Điều 26 Nghị định 24/2024/NĐ-CP phải được ghi vào biên bản mở thầu.
+ Biên bản mở thầu phải được ký xác nhận bởi đại diện của bên mời thầu và các nhà thầu tham dự lễ mở thầu.
+ Biên bản này phải được gửi cho các nhà thầu tham dự thầu; được đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm mở thầu;
- Đại diện của bên mời thầu phải ký xác nhận:
+ Bản gốc đơn dự thầu, thư giảm giá (nếu có), giấy ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà thầu (nếu có);
+ Thỏa thuận liên danh (nếu có);
+ Bảo đảm dự thầu;
+ Các nội dung đề xuất về tài chính và các nội dung quan trọng khác của từng hồ sơ dự thầu.
Việc đánh giá hồ sơ dự thầu dựa trên những tiêu chí nào và thực hiện đánh giá ra sao?
Căn cứ theo khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 30 Nghị định 24/2024/NĐ-CP có quy định về việc đánh giá hồ sợ dự thầu như sau:
Theo đó việc đánh giá hồ sơ dự thầu có 3 tiêu chí:
+ Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu
+ Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm
+ Đánh giá về kỹ thuật và tài chính.
Cụ thể:
(1) Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu:
- Hồ sơ dự thầu của nhà thầu được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các quy định tại khoản 3 Điều 24 Nghị định 24/2024/NĐ-CP;
- Nhà thầu có hồ sơ dự thầu hợp lệ được xem xét, đánh giá về năng lực và kinh nghiệm.
(2) Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm:
- Việc đánh giá về năng lực và kinh nghiệm thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu;
- Nhà thầu có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu được xem xét, đánh giá về kỹ thuật.
Lưu ý: Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, nhà thầu là cá nhân, nhóm cá nhân chào thầu sản phẩm đổi mới sáng tạo của mình đáp ứng quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định 24/2024/NĐ-CP thì không phải đáp ứng một số tiêu chí quy định tại khoản 3 Điều 9 của Nghị định 24/2024/NĐ-CP.
(3) Đánh giá về kỹ thuật và tài chính:
- Việc đánh giá về kỹ thuật thực hiện theo tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu
- Nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật được xem xét đánh giá về tài chính theo phương pháp giá thấp nhất hoặc giá đánh giá. Nhà thầu có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch (nếu có) trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất (đối với phương pháp giá thấp nhất) hoặc có giá đánh giá thấp nhất (đối với phương pháp giá đánh giá) được xếp hạng thứ nhất. Thư giảm giá không được công khai trong biên bản mở thầu sẽ không được xem xét, đánh giá.
Trường hợp chỉ có một nhà thầu đạt yêu cầu về kỹ thuật thì không phải xác định danh sách xếp hạng nhà thầu. Chủ đầu tư không phải phê duyệt danh sách xếp hạng nhà thầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.