Phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới theo chỉ đạo mới nhất của Chính phủ như thế nào?
- Quan điểm chỉ đạo của Chính phủ về phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới như thế nào?
- Mục tiêu chung để phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới đến năm 2025 như thế nào?
- Mục tiêu cụ thể để phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới đến năm 2025 như thế nào?
Ngày 18/7/2023 Chính phủ ban hành Nghị quyết 106/NQ-CP năm 2023 về phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Quan điểm chỉ đạo của Chính phủ về phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục I Nghị quyết 106/NQ-CP năm 2023, quan điểm chỉ đạo của Chính phủ về về phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới như sau:
- Hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp phải phù hợp với quan điểm, mục tiêu Nghị quyết 20-NQ/TW năm 2022, Hội nghị lần thứ năm, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới;
Xây dựng các hợp tác xã nông nghiệp trở thành một trong những mô hình kinh tế nòng cốt ở khu vực nông thôn, hoạt động và liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu thị trường;
Thu hút ngày càng nhiều nông dân, hộ gia đình, cá nhân và tổ chức tham gia; góp phần nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của thành viên, cộng đồng.
- Tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp nhằm tổ chức lại sản xuất, kinh doanh ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn hiệu quả, bền vững phù hợp với định hướng “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”;
Xây dựng và phát triển các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp, thu hút đầu tư, chia sẻ lợi ích - trách nhiệm giữa các bên liên kết.
- Phát triển hợp tác xã nông nghiệp hướng đến mục tiêu củng cố, nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp; thực hiện đúng bản chất và nguyên tắc hợp tác xã, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa; chuyển đổi tư duy từ “sản xuất nông nghiệp” sang “kinh tế nông nghiệp”;
Thu hút ngày càng nhiều thành viên tham gia, không giới hạn về quy mô, lĩnh vực, địa giới hành chính; thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh đa chức năng, đa dịch vụ, phục vụ lợi ích của thành viên và người dân; đa dạng về mô hình tổ chức, hoạt động, phù hợp với tính chất và điều kiện đặc thù vùng, miền, địa phương, trình độ phát triển và nhu cầu của thành viên;
Ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; ưu tiên phát triển các HTX NN gắn với phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức; tăng cường liên kết giữa các hợp tác xã nông nghiệp, hình thành các Liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp.
- Tổ chức thực hiện hiệu quả các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước để phát triển HTX NN, đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; phù hợp với đặc thù và định hướng chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định 150/QĐ-TTg năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ;
Ứng phó kịp thời với các rủi ro về thiên tai, dịch bệnh và thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực đầu tư, hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp bằng nhiều hình thức, phù hợp với quy định của pháp luật; sử dụng hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước cho phát triển hợp tác xã nông nghiệp.
- Huy động sự tham gia của hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương và các tổ chức, cá nhân khác trong tuyên truyền, vận động, hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp.
Phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới theo chỉ đạo mới nhất của Chính phủ như thế nào? (Hình từ internet)
Mục tiêu chung để phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới đến năm 2025 như thế nào?
Căn cứ theo điểm a tiểu mục 2 Mục I Nghị quyết 106/NQ-CP năm 2023, mục tiêu chung Mục tiêu chung phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới đến năm 2025 được quy định như sau:
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp theo định hướng phát triển bền vững;
- Ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số;
- Ưu tiên phát triển hợp tác xã nông nghiệp gắn với phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức;
- Mở rộng quy mô, thu hút nông dân, người sản xuất, kinh doanh nông nghiệp tham gia, đưa hợp tác xã nông nghiệp trở thành mô hình kinh tế - xã hội quan trọng ở khu vực nông thôn;
- Góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng; tăng thu nhập cho người nông dân;
- Bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; tạo điều kiện, động lực thu hút đầu tư, đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Mục tiêu cụ thể để phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới đến năm 2025 như thế nào?
Căn cứ theo điểm b tiểu mục 2 Mục I Nghị quyết 106/NQ-CP năm 2023, mục tiêu cụ thể Mục tiêu chung phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới đến năm 2025 được quy định như sau:
- Số lượng hợp tác xã nông nghiệp hoạt động đạt loại tốt, khá chiếm từ 60% trở lên trong tổng số hợp tác xã nông nghiệp cả nước.
- Xây dựng ít nhất 300 mô hình hợp tác xã nông nghiệp điển hình hoạt động hiệu quả, có nhiều thành viên tham gia; doanh thu bình quân/HTX NN đạt từ 05 tỷ đồng/năm trở lên; phù hợp với điều kiện, yêu cầu sản xuất kinh doanh ở mỗi địa phương, ngành hàng.
- Mở rộng số lượng thành viên, quy mô kinh doanh, thông qua các hình thức liên kết, hợp tác giữa các HTX; vận động từ 40 - 45% tổng số hộ nông, lâm, ngư nghiệp tham gia thành viên hợp tác xã nông nghiệp.
- Giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích sản xuất nông nghiệp tăng ít nhất 10%; doanh thu tăng ít nhất 20%; khoảng 30% hợp tác xã nông nghiệp có liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
- Thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, phấn đấu có trên 3.000hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, áp dụng biện pháp thực hành nông nghiệp tốt (GAP), kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức.
- Có khoảng 30% cán bộ quản lý hợp tác xã nông nghiệp (Ban giám đốc, thành viên hội đồng quản trị, Ban kiểm soát) được đào tạo nghề giám đốc hợp tác xã nông nghiệp theo chương trình đào tạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ sở đào tạo khác; ưu tiên đào tạo lực lượng cán bộ trẻ, cán bộ nữ tham gia quản lý, điều hành hợp tác xã nông nghiệp.
- Hình thành mạng lưới khuyến nông, tổ khuyến nông cộng đồng, các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực, kinh nghiệm tham gia tư vấn, hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.