Paralympic 2024 Việt Nam vận động viên nào thi đấu? Thế vận hội người khuyết tật Paris 2024 khai mạc ngày nào, ở đâu?
- Paralympic 2024 Việt Nam vận động viên nào thi đấu? Thế vận hội người khuyết tật Paris 2024 khai mạc ngày nào, ở đâu?
- Thế vận hội Người khuyết tật Paralympic lần thứ 17 được tổ chức tại đâu?
- Nguồn kinh phí chi trả cho chế độ đối với vận động viên thể thao trong thời gian tập trung tập huấn, thi đấu từ đâu?
- Huấn luyện viên, vận động viên đội tuyển, đội tuyển trẻ quốc gia được hưởng tiền lương như thế nào?
Paralympic 2024 Việt Nam vận động viên nào thi đấu? Thế vận hội người khuyết tật Paris 2024 khai mạc ngày nào, ở đâu?
"Paralympic 2024 Việt Nam vận động viên nào thi đấu?":
Tại Paralympic Paris 2024, Paralympic 2024 Việt Nam sẽ có Đoàn Thể thao người khuyết tật Việt Nam tham dự Paralympic Paris 2024 với 14 thành viên, trong đó có 4 cán bộ đoàn, 3 huấn luyện viên và 7 vận động viên.
Các vận động viên gồm: Lê Văn Công, Nguyễn Bình An, Đặng Thị Linh Phượng, Châu Hoàng Tuyết Loan (cử tạ), Đỗ Thanh Hải, Lê Tiến Đạt (bơi) và Phạm Nguyễn Khánh Minh (điền kinh). Cả 7 vận động viên tham dự Paralympic Paris 2024 đều thuộc thể thao người khuyết tật thành phố Hồ Chí Minh.
"Thế vận hội người khuyết tật Paris 2024 khai mạc ngày nào, ở đâu?"
Lễ khai mạc Paralympic 2024 bắt đầu lúc 23h ngày 28/8. Thế vận hội người khuyết tật Paralympic Paris 2024 diễn ra từ ngày 28/8-9/9 tại thủ đô Paris, Pháp.
Thông tin mang tính chất tham khảo.
Paralympic 2024 Việt Nam vận động viên nào thi đấu? Thế vận hội người khuyết tật Paris 2024 khai mạc ngày nào, ở đâu? (Hình từ Internet)
Thế vận hội Người khuyết tật Paralympic lần thứ 17 được tổ chức tại đâu?
Căn cứ theo Nội dung phong trào thi đua yêu nước ngành văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 ban hành kèm theo Quyết định 192/QĐ-BVHTTDL năm 2024 có nêu:
8. Nâng cao hiệu quả, đổi mới mô hình hoạt động, cách thức quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về thể dục, thể thao, phát triển thể thao chuyên nghiệp toàn diện, bền vững. Tiếp tục đẩy mạnh Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; Chương trình Bơi an toàn phòng, chống tai nạn đuối nước trẻ em và Đề án tổng thể Phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030. Chuẩn bị lực lượng tham dự Đại hội Thể thao trong nhà và Võ thuật lần thứ 6 (AIMAG6) tại Thái Lan; Thế vận hội Olympic lần thứ 33 và Thế vận hội Người khuyết tật Paralympic lần thứ 17 tại Pháp.
Như vậy, Thế vận hội Người khuyết tật Paralympic lần thứ 17 tại Pháp.
Nguồn kinh phí chi trả cho chế độ đối với vận động viên thể thao trong thời gian tập trung tập huấn, thi đấu từ đâu?
Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 152/2018/NĐ-CP quy định kinh phí thực hiện như sau:
- Kinh phí chi trả cho các chế độ được bố trí trong dự toán ngân sách thể dục, thể thao hàng năm theo chế độ hiện hành của Nhà nước về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước:
+ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chi trả tiền lương, tiền hỗ trợ, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm khi tập huấn, thi đấu ở nước ngoài, chi phí khám, chữa bệnh, tai nạn, tiền trợ cấp và tiền bồi thường theo quy định cho huấn luyện viên, vận động viên đội tuyển, đội tuyển trẻ quốc gia;
Chi tiền thưởng cho huấn luyện viên, vận động viên đội tuyển, đội tuyển trẻ quốc gia đạt thành tích thi đấu tại các đại hội, giải thi đấu thể thao quốc tế;
+ Các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chi trả tiền lương, tiền hỗ trợ, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm khi tập huấn, thi đấu ở nước ngoài, chi phí khám, chữa bệnh, tai nạn, tiền trợ cấp và tiền bồi thường theo quy định cho huấn luyện viên, vận động viên thuộc bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý;
Chi tiền thưởng cho huấn luyện viên, vận động viên đạt thành tích tại các giải thi đấu thể thao quốc gia và các giải thi đấu thể thao của bộ, ngành, tỉnh thành phố trực thuộc trung ương.
- Quỹ bảo hiểm xã hội, Quỹ bảo hiểm y tế, Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đảm bảo các chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên thuộc nội dung chi của từng quỹ.
- Việc lập dự toán, chấp hành dự toán và thanh, quyết toán kinh phí thực hiện các chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên được thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Nhà nước khuyến khích các tổ chức, đơn vị, cá nhân huy động các nguồn kinh phí hợp pháp khác để bổ sung hỗ trợ, khuyến khích huấn luyện viên, vận động viên trong thời gian tập trung tập huấn, thi đấu.
Huấn luyện viên, vận động viên đội tuyển, đội tuyển trẻ quốc gia được hưởng tiền lương như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 152/2018/NĐ-CP quy định huấn luyện viên, vận động viên đội tuyển, đội tuyển trẻ quốc gia; đội tuyển, đội tuyển trẻ, đội tuyển năng khiếu ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đang hưởng lương từ ngân sách nhà nước được hưởng tiền lương như sau:
(1) Được hưởng nguyên tiền lương đang được hưởng (bao gồm mức lương, phụ cấp lương nếu có) do cơ quan quản lý huấn luyện viên, vận động viên chi trả;
(2) Được hưởng khoản tiền bù chênh lệch trong trường hợp mức tiền lương quy định tại (1) tính bình quân theo số ngày làm việc bình thường trong tháng thấp hơn so với mức tiền lương quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 3 Nghị định 152/2018/NĐ-CP.
Mức tiền lương tính bình quân theo số ngày làm việc bình thường được xác định bằng tiền lương của tháng trước liền kề trước khi huấn luyện viên, vận động viên được triệu tập tập huấn, thi đấu chia cho 26 ngày.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.