Nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm không rõ nguồn gốc, xuất xứ bị phạt vi phạm hành chính thế nào?
Nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm không rõ nguồn gốc, xuất xứ bị phạt vi phạm hành chính thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 19 Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định phạt vi phạm hành chính như sau:
Vi phạm quy định về nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm hoặc loài thủy sản thuộc Phụ lục CITES; loài thuỷ sản nguy cấp, quý, hiếm
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không ghi, ghi không đầy đủ hoặc ghi không đúng thông tin vào sổ theo dõi quá trình nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài thủy sản thuộc Phụ lục CITES;
b) Không ghi, ghi không đầy đủ hoặc ghi không đúng thông tin vào sổ theo dõi quá trình nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm phục vụ xác nhận nguồn gốc.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không có mã số cơ sở nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài thủy sản thuộc Phụ lục CITES theo quy định;
b) Không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm theo quy định.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo mỗi loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm không rõ nguồn gốc, xuất xứ theo quy định.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu loài thủy sản không rõ nguồn gốc, xuất xứ đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Theo đó, hành vi nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm không rõ nguồn gốc, xuất xứ bị phạt từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng với cá nhân vi phạm trong lĩnh vực thủy sản, mức phạt đối với tổ chức có hành vi vi phạm tương ướng gấp 02 lần mức phạt của cá nhân. (Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2024/NĐ-CP).
Ngoài ra, hành vi nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm không rõ nguồn gốc, xuất xứ còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
- Tịch thu loài thủy sản không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
- Đình chỉ hoạt động nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm từ 01 tháng đến 03 tháng.
Nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm không rõ nguồn gốc, xuất xứ bị phạt vi phạm hành chính thế nào? (Hình từ Internet)
Danh mục thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được phân thành mấy nhóm?
Căn cứ tại Điều 7 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định phân loại thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thành 2 nhóm như sau:
- Nhóm 1:
+ Mang nguồn gen quý, hiếm để bảo tồn, chọn giống phục vụ nuôi trồng thủy sản hoặc chứa chất hoặc hoạt chất có tác dụng sinh học đặc hiệu được sử dụng làm nguyên liệu điều chế các sản phẩm thuốc phục vụ ngành y tế hoặc có khả năng sinh lợi cao khi được thương mại hóa hoặc giữ vai trò quyết định trong việc duy trì sự cân bằng của các loài khác trong quần xã hoặc có tính đại diện hay tính độc đáo của khu vực địa lý tự nhiên.
+ Số lượng còn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng rất lớn được xác định bằng mức độ suy giảm quần thể ít nhất 50% theo quan sát hoặc ước tính trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đánh giá hoặc được dự báo suy giảm ít nhất 50% trong 05 năm tiếp theo.
- Nhóm 2:
+ Mang nguồn gen quý, hiếm để bảo tồn, chọn giống phục vụ nuôi trồng thủy sản hoặc chứa chất hoặc hoạt chất có tác dụng sinh học đặc hiệu được sử dụng làm nguyên liệu điều chế các sản phẩm thuốc phục vụ ngành y tế hoặc có khả năng sinh lợi cao khi được thương mại hóa hoặc giữ vai trò quyết định trong việc duy trì sự cân bằng của các loài khác trong quần xã hoặc có tính đại diện hay tính độc đáo của khu vực địa lý tự nhiên.
+ Số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng lớn được xác định bằng mức độ suy giảm quần thể ít nhất 20% theo quan sát hoặc ước tính trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đánh giá; hoặc được dự báo suy giảm ít nhất 20% trong 05 năm tiếp theo.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản là bao lâu theo quy định từ 20/5/2024?
Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản là 02 năm.
Hiện hành, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản được quy định tại Điều 3 Nghị định 42/2019/NĐ-CP như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản là một năm; trừ các trường hợp vi phạm hành chính về sản xuất, mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu tàu cá, giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, bảo vệ nguồn lợi thủy sản thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là hai năm.
Như vậy, từ ngày 20/5/2024, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản đối với tất cả hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản đều lên đến 02 năm.
Nghị định 38/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 5 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.