Nhà cấp bốn là gì? Thủ tục cấp giấy phép xây dựng nhà cấp 4 hiện nay được thực hiện như thế nào?

Nhà cấp bốn là gì? Thủ tục cấp giấy phép xây dựng nhà cấp 4 hiện nay thực hiện như thế nào? Chị T ở Hà Nội

Nhà cấp bốn là gì?

Theo cách hiểu thông thường về nhà cấp bốn truyền thống thì đó là nhà có kết cấu vững chắc, chịu lực tốt. Vật liệu để làm nhà có thể bằng gạch hoặc bằng gỗ và có tường bao che bằng gạch hay bằng hàng rào. Mái nhà có thể được làm từ các vật liệu như: ngói, tấm lợp bằng vật liệu xi măng tổng hợp hoặc có thể được làm bằng tre, nứa, gỗ, rơm rạ,…

Hiện nay có thể hiểu nhà cấp bốn thông qua phân cấp công trình xây dựng tại Thông tư 06/2021/TT-BXD. Theo đó, nhà cấp bốn thuộc công trình nhà ở riêng lẻ với những tiêu chí tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 06/2021/TT-BXD như sau:

- Chiều cao nhỏ hơn hoặc bằng 06 mét;

- Số tầng cao: 01 tầng;

- Tổng diện tích sàn: < 1 nghìn m2;

- Nhịp kết cấu lớn nhất: <15 mét;

- Không có độ sâu ngầm và tầng ngầm.

Nhà cấp bốn là gì?

Nhà cấp bốn là gì? (Hình ảnh từ Internet)

Thủ tục cấp giấy phép xây dựng nhà cấp 4 hiện nay thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 102 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi bởi khoản 36 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 thì thủ tục cấp giấy phép xây dựng nhà cấp bốn hiện nay thực hiện như sau:

(1) Chủ đầu tư nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, điều chỉnh giấy phép xây dựng cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng;

(2) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định;

(3) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa. Khi thẩm định hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải xác định tài liệu còn thiếu, tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo. Trường hợp việc bổ sung hồ sơ vẫn không đáp ứng được các nội dung theo thông báo thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo đến chủ đầu tư về lý do không cấp giấy phép;

(4) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm đối chiếu các điều kiện theo quy định của Luật Xây dựng 2014 để gửi văn bản lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng theo quy định của pháp luật;

(5) Trong thời gian 12 ngày đối với công trình và nhà ở riêng lẻ kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan quản lý nhà nước được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình. Sau thời hạn trên, nếu các cơ quan này không có ý kiến thì được coi là đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình; cơ quan cấp giấy phép xây dựng căn cứ các quy định hiện hành để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng;

(5) Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian 20 ngày đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng công trình, bao gồm cả giấy phép xây dựng có thời hạn, giấy phép xây dựng điều chỉnh, giấy phép di dời và trong thời gian 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ. Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định tại khoản này. Thời gian cấp giấy phép xây dựng đối với công trình quảng cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về quảng cáo.

Trường hợp nào xây nhà cấp bốn được miễn giấy phép xây dựng?

Căn cứ theo quy định tại Điều 89 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 thì nhà cấp bốn được miễn giấy phép xây dựng trong các trường hợp:

- Nhà cấp bốn tại khu đô thị thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

- Nhà cấp bốn ở nông thôn nhưng không thuộc khu vực có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

- Nhà cấp bốn tại miền núi, hải đảo nhưng thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng;

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,326 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào