Ngân hàng nào làm việc thứ 7? Ngân hàng có trách nhiệm như thế nào trong việc bảo mật thông tin khách hàng?

Ngân hàng nào làm việc thứ 7? Ngân hàng có trách nhiệm như thế nào trong việc bảo mật thông tin khách hàng? Câu hỏi của bạn T.Q ở Hà Nội

Ngân hàng nào làm việc thứ 7?

Hầu hết các chi nhánh, phòng giao dịch của các ngân hàng làm việc từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần, nghỉ ngày thứ Bảy và Chủ nhật. Vậy, có ngân hàng nào làm việc Thứ 7 không?

Hiện nay, có một số nơi để phục vụ nhu cầu giao dịch của khách hàng một số phòng giao dịch của một số ngân hàng vẫn làm việc vào ngày thứ 7. Danh sách các ngân hàng làm việc thứ 7 bao gồm:

(1) Ngân hàng Techcombank:

Hiện những chi nhánh ngân hàng techcombank ở TP.HCM, Hà Nội sẽ giao dịch vào sáng thứ 7 vì nhu cầu đông hơn các địa phương khác.

(2) Ngân hàng ViettinBank:

Thời gian giao dịch của ViettinBank là từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần. Tuy nhiên vào những ngày cuối tháng, ngân hàng này có thể làm việc đến 18h.

(3) Ngân hàng Sacombank:

Thời gian làm việc của các chi nhánh ngân hàng Sacombank là từ thứ 2 đến hết sáng hoặc hết ngày thứ 7.

(4) Ngân hàng Agribank:

Ngân hàng Agribank thường chỉ làm việc từ thứ 2 đến thứ 6. Vừa qua, một số chi nhánh của ngân hàng Agribank trong TP.HCM đã làm việc vào sáng thứ 7, tuy nhiên, thời gian làm việc không thường xuyên.

(5) Ngân hàng Vietcombank:

Với ngân hàng này, một số chi nhánh làm việc vào sáng thứ 7 như: Sở giao dịch Vietcombank tại Hà Nội, chi nhánh Vietcombank tại Quận 1 TP.HCM hay các chi nhánh tại Đà Nẵng, Quy Nhơn, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Đà Lạt...

(6) Ngân hàng Đông Á:

Tất cả các chi nhánh sẽ làm việc từ thứ 2 đến sáng thứ 7.

(7) Ngân hàng BIDV:

Hiện nay hầu hết các chi nhánh của ngân hàng BIDV cũng giao dịch vào sáng thứ 7 từ 8h30 đến 11h30.

(8) Ngân hàng Nam Á

Ngoại trừ các chi nhánh Nam Á Bank tại Đà Nẵng thì các chi nhánh khác đều mở cửa sáng thứ 7 từ khoảng 8h - 12h. Nhưng giờ làm việc sẽ không cố định trên tất cả các đơn vị mà phụ thuộc vào địa phương và yêu cầu kinh doanh tại chi nhánh đó.

(9) Ngân hàng ACB

Ngân hàng ACB làm việc vào sáng thứ 7 từ 7h - 11h30 tại tất cả các chi nhánh. Tuy nhiên vào sáng thứ 7, ngân hàng chỉ thực hiện các giao dịch đơn giản là: chuyển tiền, rút tiền, gửi tiền và mở thẻ. Các giao dịch khác phức tạp, tốn nhiều thời gian hơn sẽ không được thực hiện trong thời gian này.

(10) Ngân hàng TPBank

Các chi nhánh của ngân hàng TPBank vẫn làm việc vào buổi sáng thứ 7 hàng tuần. Thời gian làm việc cụ thể là từ 8h -12h.

(11) Ngân hàng VIB:

Thời gian giao dịch cũng như giờ làm việc ngân hàng VIB được công bố tại các Chi nhánh, PGD là từ thứ 2 tới thứ 6 (trừ ngày lễ, tết) và buổi sáng ngày thứ 7 từ 08:00 - 12:00.

Trên đây là thông tin tham khảo về vấn đề có ngân hàng nào làm việc Thứ 7 hay không?

Lưu ý: Khách hàng vẫn nên liên hệ trước với chi nhánh, phòng giao dịch cần đến để đảm bảo giờ làm việc ngân hàng chính xác nhất.

Xem thêm:

>> Cấm ngân hàng bán bảo hiểm kèm dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức từ ngày 01/7/2024?

Ngân hàng nào làm việc thứ 7? Ngân hàng có trách nhiệm như thế nào trong việc bảo mật thông tin khách hàng?

Ngân hàng nào làm việc thứ 7? Ngân hàng có trách nhiệm như thế nào trong việc bảo mật thông tin khách hàng?

Ngân hàng có trách nhiệm như thế nào trong việc bảo mật thông tin khách hàng theo quy định pháp luật?

Căn cứ tại Điều 14 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định như sau:

Bảo mật thông tin
1. Nhân viên, người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được tiết lộ bí mật kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải bảo đảm bí mật thông tin liên quan đến tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi và các giao dịch của khách hàng tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cung cấp thông tin liên quan đến tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi, các giao dịch của khách hàng tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho tổ chức, cá nhân khác, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng.

Theo đó, tổ chức tín dụng nói chung, ngân hàng BIDV nói riêng phải đảm bảo thực hiện các trách nhiệm theo quy định trên trong việc bảo mật thông tin khách hàng.

Điều kiện khai trương hoạt động ngân hàng là gì?

Căn cứ vào Điều 26 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định như sau:

Điều kiện khai trương hoạt động
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng được cấp Giấy phép chỉ được tiến hành hoạt động kể từ ngày khai trương hoạt động.
2. Để khai trương hoạt động, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp Giấy phép phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đã đăng ký Điều lệ tại Ngân hàng Nhà nước;
b) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, có đủ vốn điều lệ, vốn được cấp, có kho tiền đủ điều kiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, có trụ sở đủ điều kiện bảo đảm an toàn tài sản và phù hợp với yêu cầu hoạt động ngân hàng;
c) Có cơ cấu tổ chức, bộ máy quản trị, điều hành, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro, hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp với loại hình hoạt động theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
d) Có hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý, quy mô hoạt động;
đ) Có quy chế quản lý nội bộ về tổ chức, hoạt động của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), các phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ tại trụ sở chính; quy chế nội bộ về quản lý rủi ro; quy chế về quản lý mạng lưới;
e) Vốn điều lệ, vốn được cấp bằng đồng Việt Nam phải được gửi đầy đủ vào tài khoản phong tỏa không hưởng lãi mở tại Ngân hàng Nhà nước ít nhất 30 ngày trước ngày khai trương hoạt động. Vốn điều lệ, vốn được cấp được giải tỏa khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã khai trương hoạt động;
g) Đã công bố thông tin hoạt động theo quy định tại Điều 25 của Luật này.
3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng phải tiến hành khai trương hoạt động trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép; quá thời hạn này mà không khai trương hoạt động thì Ngân hàng Nhà nước thu hồi Giấy phép.
4. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp Giấy phép phải thông báo cho Ngân hàng Nhà nước về các điều kiện khai trương hoạt động quy định tại khoản 2 Điều này ít nhất 15 ngày trước ngày dự kiến khai trương hoạt động; Ngân hàng Nhà nước đình chỉ việc khai trương hoạt động khi không đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.

Theo đó, điều kiện khai trương hoạt động ngân hàng được thực hiện theo quy định nêu trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Tác giả Nguyễn Trần Hoàng Quyên Nguyễn Trần Hoàng Quyên Lưu bài viết
43,058 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào