Mượn, cho mượn tài khoản VNeID có thể bị phạt đến 6 triệu đồng được đề xuất tại Dự thảo Nghị định thế nào?
Mượn, cho mượn tài khoản VNeID có thể bị phạt đến 6 triệu đồng được đề xuất tại Dự thảo Nghị định thế nào?
Căn cứ theo khoản 17 Điều 1 Dự thảo Nghị định bổ sung điểm đ khoản 4 Điều 22a vào sau Điều 22 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về cấp định danh và xác thực điện tử; sử dụng ứng dụng định danh và xác thực điện tử
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp tài khoản định danh điện tử;
b) Không thực hiện đúng quy định về việc xác thực điện tử.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Chiếm đoạt, sử dụng tài khoản định danh điện tử của cá nhân;
b) Cung cấp thông tin về danh tính điện tử giả để được định danh cá nhân.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Làm giả, sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả để được cấp tài khoản định danh điện tử;
b) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được cấp tài khoản định danh điện tử;
c) Cung cấp thông tin về danh tính điện tử giả để được định danh tổ chức.
4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Làm giả tài khoản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Sử dụng tài khoản định danh điện tử giả;
c) Chiếm đoạt tài khoản định danh điện tử của tổ chức;
d) Mua, bán, thuê, cho thuê tài khoản định danh điện tử;
đ) Mượn, cho mượn tài khoản định danh điện tử để người khác thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.
...
Như vậy, nếu Dự thảo Nghị định được thông qua thì hành vi mượn, cho mượn tài khoản định danh điện tử (tài khoản VNeID để người khác thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật có thể bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
>> Tải Xem thêm: Dự thảo Nghị định
Mượn, cho mượn tài khoản VNeID có thể bị phạt đến 6 triệu đồng được đề xuất tại Dự thảo Nghị định thế nào? (Hình từ Internet)
Đề xuất mượn, cho mượn thẻ căn cước có thể bị phạt tới 6 triệu đồng thế nào?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 1 Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng thẻ căn cước công dân, thẻ căn cước hoặc căn cước điện tử
...
4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Làm giả thẻ căn cước công dân, thẻ căn cước, căn cước điện tử, giấy chứng nhận căn cước, giấy xác nhận thông tin số chứng minh nhân dân 9 số với số định danh cá nhân, giấy xác nhận số định danh cá nhân đã hủy với số định danh cá nhân đã xác lập lại nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Sử dụng thẻ căn cước công dân giả, thẻ căn cước giả, căn cước điện tử giả, giấy chứng nhận căn cước giả, giấy xác nhận thông tin số chứng minh nhân dân 9 số với số định danh cá nhân, giấy xác nhận số định danh cá nhân đã hủy với số định danh cá nhân đã xác lập lại giả;
c) Thế chấp, cầm cố, nhận cầm cố thẻ căn cước công dân, thẻ căn cước hoặc giấy chứng nhận căn cước;
d) Mua, bán, thuê, cho thuê thẻ căn cước công dân, thẻ căn cước hoặc giấy chứng nhận căn cước;
đ) Mượn, cho mượn thẻ căn cước công dân, thẻ căn cước hoặc giấy chứng nhận căn cước để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.
...
Như vậy, nếu Dự thảo Nghị định được thông qua thì hành vi mượn, cho mượn thẻ căn cước công dân, thẻ căn cước hoặc giấy chứng nhận căn cước để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật có thể bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
Ngoài ra, dự thảo Nghị định cũng quy định buộc nộp lại thẻ căn cước công dân, thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước, giấy xác nhận thông tin số chứng minh nhân dân 9 số với số định danh cá nhân, giấy xác nhận số định danh cá nhân đã hủy với số định danh cá nhân đã xác lập lại đối với hành vi trên.
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 4 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Dự thảo Nghị định.
Đối tượng nào được cấp tài khoản VNeID?
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 69/2024/NĐ-CP quy định về phân loại, đối tượng được cấp tài khoản VNeID như sau:
Cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài cư trú trên lãnh thổ Việt Nam được cấp tài khoản VNeID như sau:
- Đối với công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên đã được cấp thẻ căn cước công dân hoặc thẻ căn cước còn hiệu lực được cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 01, tài khoản định danh điện tử mức độ 02.
Công dân Việt Nam từ đủ 6 tuổi đến dưới 14 tuổi đã được cấp thẻ căn cước được cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 01, tài khoản định danh điện tử mức độ 02 khi có nhu cầu. Công dân Việt Nam dưới 6 tuổi đã được cấp thẻ căn cước được cấp tài khoản định danh mức độ 01 khi có nhu cầu.
- Đối với người nước ngoài từ đủ 06 tuổi trở lên đã được cấp thẻ thường trú, thẻ tạm trú tại Việt Nam được cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 01, tài khoản định danh điện tử mức độ 02 khi có nhu cầu. Người nước ngoài dưới 06 tuổi được cấp thẻ thường trú, thẻ tạm trú tại Việt Nam được cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 01 khi có nhu cầu.
- Đối với cơ quan, tổ chức được thành lập hoặc đăng ký hoạt động tại Việt Nam được cấp tài khoản VNeIDkhông phân biệt theo mức độ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.