Mức xử phạt đối với hành vi cản trở đại diện của cơ quan hoặc cá nhân tham gia tố tụng theo yêu cầu của Tòa án?

Cho hỏi hành vi cản trở đại diện của cơ quan hoặc cá nhân tham gia tố tụng theo yêu cầu của Tòa án sẽ bị xử phạt như thế nào? Câu hỏi của chị Quỳnh Nga đến từ Lai Châu.

Mức xử phạt đối với hành vi cản trở đại diện của cơ quan hoặc cá nhân tham gia tố tụng theo yêu cầu của Tòa án?

Căn cứ vào Điều 17 Pháp lệnh 02/2022/UBVQH15 quy định như sau:

Hành vi cản trở đại diện của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân tham gia tố tụng theo yêu cầu của Tòa án
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa, hành hung hoặc lợi dụng sự lệ thuộc nhằm cản trở đại diện của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân tham gia tố tụng theo yêu cầu của Tòa án.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy, hành vi cản trở đại diện của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân tham gia tố tụng dân sự, tố tụng hành chính theo yêu cầu của Tòa án sẽ bị xử phạt hành chính từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Ngoài việc bị xử phạt hành chính theo quy định nêu trên thì khi thực hiện hành vi cản trở đại diện của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân tham gia tố tụng dân sự, tố tụng hành chính theo yêu cầu của Tòa án cũng sẽ chịu hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiên vi phạm hành chính.

Lưu ý, mức xử phạt hành chính theo quy định trên chỉ áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Trường hợp tổ chức vi phạm thì mức xử phạt hành chính sẽ bằng 02 lần so với cá nhân.

Mức xử phạt đối với hành vi cản trở đại diện của cơ quan hoặc cá nhân tham gia tố tụng theo yêu cầu của Tòa án?

Mức xử phạt đối với hành vi cản trở đại diện của cơ quan hoặc cá nhân tham gia tố tụng theo yêu cầu của Tòa án?

Chủ thể có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với hành vi cản trở đại diện của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân tham gia tố tụng dân sự, tố tụng hành chính theo yêu cầu của Tòa án?

Căn cứ vào Điều 33 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 quy định như sau:

Xác định thẩm quyền xử phạt của Tòa án nhân dân
1. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại Điều 11, khoản 1 Điều 13, Điều 14, Điều 16, khoản 1 Điều 18, khoản 1 Điều 19, khoản 1 và khoản 2 Điều 23 của Pháp lệnh này.
2. Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại Điều 11, Điều 12, khoản 1 và khoản 2 Điều 13, Điều 14, khoản 1 Điều 15, Điều 16, Điều 17, khoản 1 và khoản 2 Điều 18, Điều 19, khoản 1 Điều 21, khoản 1 Điều 22, các khoản 1, 2 và 3 Điều 23 và Điều 24 của Pháp lệnh này.
3. Chánh án Tòa án quân sự khu vực xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại khoản 1 Điều 9, Điều 11, Điều 12, khoản 1 và khoản 2 Điều 13, Điều 14, khoản 1 Điều 15, các khoản 1, 2 và 3 Điều 23 và Điều 24 của Pháp lệnh này.
4. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp cao xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại các điều từ Điều 11 đến Điều 24 của Pháp lệnh này.
5. Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại các điều từ Điều 9 đến Điều 15, Điều 23 và Điều 24 của Pháp lệnh này.

Theo đó, người có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi cản trở đại diện của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân tham gia tố tụng dân sự, tố tụng hành chính theo yêu cầu của Tòa án là Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Hành vi cản trở đại diện của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân tham gia tố tụng dân sự, tố tụng hành chính theo yêu cầu của Tòa án có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Căn cứ vào Điều 494 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định như sau:

Xử lý hành vi cản trở đại diện của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân tham gia tố tụng theo yêu cầu của Tòa án
Người có hành vi đe dọa, hành hung hoặc lợi dụng sự lệ thuộc nhằm cản trở đại diện của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân đến phiên tòa, phiên họp theo triệu tập của Tòa án thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Căn cứ vào Điều 323 Luật Tố tụng Hành chính 2015 quy định như sau:

Xử lý hành vi cản trở đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia tố tụng theo yêu cầu của Tòa án
Người có hành vi đe dọa, hành hung hoặc lợi dụng sự lệ thuộc nhằm cản trở đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân đến phiên tòa, phiên họp theo triệu tập của Tòa án thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Theo như các quy định trên, cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào mức độ vi phạm của hành vi cản trở đại diện của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân tham gia tố tụng theo yêu cầu của Tòa án để xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự.

Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/9/2022.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

3,855 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào