Mục tiêu đến năm 2045, ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô trở thành một ngành kinh tế có đặc điểm nào theo Nghị quyết 09-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội?
- Mục tiêu đến năm 2045, ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô trở thành một ngành kinh tế có đặc điểm nào theo Nghị quyết 09-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội ?
- Yêu cầu phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025 là gì?
- Mục tiêu cụ thể của định hướng xây dựng và phát triển văn hóa, con người tại Nghị quyết 33-NQ/TW thế nào?
Mục tiêu đến năm 2045, ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô trở thành một ngành kinh tế có đặc điểm nào theo Nghị quyết 09-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội ?
Xem thêm: Đáp án Cuộc thi 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tuần cuối (tuần 12)
Căn cứ tại tiểu mục 2.4 Mục 2 Phần II Theo Nghị quyết 09-NQ/TU năm 2022 TẢI VỀ ngành Công nghiệp văn hóa Thủ đô phấn đấu mục tiêu đến năm 2045 ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô trở thành một ngành kinh tế có đặc điểm sau:
Ngành CNVH Thủ đô là ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển toàn diện, là động lực phát triển các ngành, lĩnh vực khác, là tiền đề để xây dựng Hà Nội, có chất lượng cuộc sống cao; kinh tế; văn hóa; xã hội phát triển toàn diện; bền vững; trở thành Thành phố sáng tạo của khu vực Châu Á, thành phố kết nối toàn cầu; trung tâm văn hóa; du lịch lớn đặc sắc; có sức cạnh tranh quốc tế.
Hình thành một số công trình mới cho Thủ đô và Việt Nam; mang tính biểu tượng tầm cỡ khu vực và thế giới. Phấn đấu đóng góp 10% GDP của Thành phố..
Như vậy, mục tiêu đến năm 2045, ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển toàn diện.
Mục tiêu đến năm 2045, ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô trở thành một ngành kinh tế có đặc điểm nào theo Nghị quyết 09-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội? (Hình từ Internet)
Yêu cầu phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025 là gì?
Tại tiểu mục 3 mục I Phần thứ hai Chương trình 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025 có nêu rõ yêu cầu như sau:
Chương trình bám sát các quan điểm chỉ đạo tại Nghị quyết 33-NQ/TW năm 2014; Chương trình hành động số 29-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội; Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ Thành phố, tập trung vào các vấn đề sau:
(1) Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước và Thủ đô.
Văn hoá phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội.
Xây dựng văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong sự đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học.
Phát triển văn hoá Thủ đô xứng tầm với truyền thống ngàn năm văn hiến, là trung tâm văn hoá lớn của cả nước.
(2) Phát triển văn hoá vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hoá.
Trong xây dựng văn hoá, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống đẹp, với các đặc tính cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo, thanh lịch, văn minh.
Xây dựng đồng bộ môi trường văn hoá trong đó chú trọng vai trò của gia đình và cộng đồng.
Phát triển hài hoà giữa kinh tế và văn hoá; chú ý đầy đủ đến yếu tố phát triển văn hoá và xây dựng con người trong quá trình phát triển kinh tế; khẩn trương hoàn thiện việc xây dựng hệ giá trị văn hoá và chuẩn mực con người Việt Nam, Thủ đô Hà Nội thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.
(3) Xây dựng và phát triển văn hoá, con người Thủ đô là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức và văn nghệ sĩ giữ vai trò quan trọng.
TẢI: Chương trình 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội.
Mục tiêu cụ thể của định hướng xây dựng và phát triển văn hóa, con người tại Nghị quyết 33-NQ/TW thế nào?
Tại Mục I Phần B Nghị quyết 33-NQ/TW năm 2014 nêu rõ mục tiêu cụ thể của định hướng xây dựng và phát triển văn hóa, con người như sau:
- Hoàn thiện các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người Việt Nam, tạo môi trường và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật;
Đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản thân mình, với gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước.
- Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Xây dựng văn hóa trong hệ thống chính trị, trong từng cộng đồng làng, bản, khu phố, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và mỗi gia đình.
Phát huy vai trò của gia đình, cộng đồng, xã hội trong việc xây dựng môi trường văn hóa, làm cho văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con người Việt Nam hoàn thiện nhân cách.
- Hoàn thiện thể chế, chế định pháp lý và thiết chế văn hóa bảo đảm xây dựng và phát triển văn hóa, con người trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
- Xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh, đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa, tăng cường quảng bá văn hóa Việt Nam.
- Từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền và các giai tầng xã hội. Ngăn chặn và đẩy lùi sự xuống cấp về đạo đức xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.