Mục tiêu đến năm 2025, ngành bưu chính Việt Nam sẽ đạt 100% xã có điểm phục vụ bưu chính kết nối Internet có người phục vụ?
Quan điểm phát triển của Chiến lược phát triển bưu chính đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030?
Căn cứ theo quy định tại Mục I Điều 1 Quyết định 654/QĐ-TTg năm 2022 Chiến lược phát triển bưu chính đến năm 2025 quy định về quan điểm phát triển của Chiến lược phát triển bưu chính đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 cụ thể như sau:
- Phát triển bưu chính thành một trong các hạ tầng quan trọng, thiết yếu của quốc gia. Hạ tầng bưu chính được sử dụng để cung ứng các sản phẩm, dịch vụ bưu chính và các sản phẩm, dịch vụ khác; tham gia phòng, chống thiên tai, dịch bệnh và các trường hợp khẩn cấp, trong đó lấy mạng bưu chính công cộng làm nòng cốt.
- Phát triển lĩnh vực bưu chính một cách toàn diện, đồng bộ, hiệu quả trên cơ sở ứng dụng công nghệ hiện đại và huy động tối đa các nguồn lực xã hội.
- Xây dựng, phát triển hạ tầng bưu chính theo hướng bảo đảm tính gắn kết giữa hạ tầng mạng lưới, hạ tầng số và hạ tầng dữ liệu, trong đó lấy nền tảng số làm giải pháp đột phá.
- Phát triển bưu chính theo hướng mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; khai thác tốt thị trường trong nước từ đó vươn ra thị trường quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bưu chính. Doanh nghiệp bưu chính phát triển theo hướng thành doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới.
- Bảo đảm mọi người dân trên cả nước đều có quyền được tiếp cận và sử dụng dịch vụ bưu chính phổ cập thường xuyên, ổn định, với chất lượng và giá cước hợp lý.
- Minh bạch, đơn giản hóa thủ tục hành chính nhằm tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh; tạo điều kiện để doanh nghiệp bưu chính thuộc các thành phần kinh tế phát triển.
Mục tiêu đến năm 2025, ngành bưu chính Việt Nam sẽ đạt 100% xã có điểm phục vụ bưu chính kết nối Internet có người phục vụ?
Tầm nhìn đến năm 2030 của Chiến lược phát triển bưu chính đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030?
Theo quy định tại Mục II Điều 1 Quyết định 654/QĐ-TTg năm 2022 Chiến lược phát triển bưu chính đến năm 2025 quy định về tầm nhìn đến năm 2030 của Chiến lược phát triển bưu chính đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 cụ thể như là Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Mục tiêu đến năm 2025 của Chiến lược phát triển bưu chính đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030?
Mục tiêu đến năm 2025 của Chiến lược phát triển bưu chính đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 được quy định tại Mục III Điều 1 Quyết định 654/QĐ-TTg năm 2022 Chiến lược phát triển bưu chính đến năm 2025 cụ thể như sau:
- Phát triển thị trường:
+ Tốc độ tăng trưởng trung bình của dịch vụ bưu chính phục vụ thương mại điện tử: Tối thiểu 30%.
+ Tối thiểu 50 bưu gửi/đầu người/năm.
+ Số dân phục vụ bình quân trên 01 điểm phục vụ bưu chính: ~ 3.700 người.
+ Phát triển tối thiểu 3 doanh nghiệp bưu chính lớn dẫn dắt thị trường.
- Phát triển hạ tầng bưu chính:
+ Hạ tầng mạng lưới:
++ 27.000 điểm phục vụ bưu chính.
++ 100% xã có điểm phục vụ bưu chính có người phục vụ.
++ 100% điểm phục vụ bưu chính có người phục vụ có kết nối Internet.
+ Hạ tầng số:
++ 100% hộ gia đình có Địa chỉ số.
++ Xây dựng nền tảng Địa chỉ số Việt Nam gắn với bản đồ số quốc gia phục vụ cho phát triển thương mại điện tử và kinh tế số.
++ Phát triển tối thiểu 02 sàn thương mại điện tử do doanh nghiệp bưu chính Việt Nam sở hữu để đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên tham gia giao dịch.
+ Hạ tầng dữ liệu:
++ 100% doanh nghiệp bưu chính thực hiện báo cáo trực tuyến.
++ Xây dựng cơ sở dữ liệu doanh nghiệp bưu chính.
++ Xây dựng cơ sở dữ liệu ngành bưu chính phục vụ cho việc điều hành phát triển lĩnh vực và hỗ trợ ra quyết định dựa trên dữ liệu.
- Tham gia thúc đẩy Chính phủ số, xã hội số, kinh tế số nông nghiệp:
+ Phấn đấu 100% hộ sản xuất nông nghiệp tham gia giao dịch trên các sàn thương mại điện tử do doanh nghiệp bưu chính Việt Nam sở hữu.
+ Phấn đấu 100% sản phẩm giao dịch trên sàn thương mại điện tử do doanh nghiệp bưu chính Việt Nam sở hữu phải được gắn thương hiệu, có truy xuất nguồn gốc.
+ Phấn đấu 100% bưu gửi được phát đến địa chỉ.
+ Doanh nghiệp bưu chính tham gia phổ cập kỹ năng số cho người dân.
- Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ bưu chính công ích của người dân:
+ Mở rộng phạm vi dịch vụ bưu chính công ích, trong đó tập trung mở rộng phạm vi dịch vụ bưu chính phổ cập.
+ Phấn đấu 100% điểm phục vụ bưu chính có khả năng phục vụ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
+ Xây dựng tối thiểu 3 Trung tâm bưu chính vùng, khu vực (MegaHub/Hub).
- Nâng cao thứ hạng quốc gia:
Việt Nam thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu theo đánh giá xếp hạng của Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU).
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.