Mức phạt cản trở, gây khó khăn cho việc sử dụng đất của người khác mới nhất theo Nghị định 123 2024 là bao nhiêu?

Mức phạt cản trở, gây khó khăn cho việc sử dụng đất của người khác mới nhất theo Nghị định 123 2024 là bao nhiêu?

Mức phạt cản trở gây khó khăn cho việc sử dụng đất của người khác mới nhất theo Nghị định 123 2024 là bao nhiêu?

Căn cứ tại Điều 15 Nghị định 123/2024/NĐ-CP quy định xử phạt hành vi cản trở, gây khó khăn cho việc sử dụng đất của người khác như sau:

Cản trở, gây khó khăn cho việc sử dụng đất của người khác
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi đưa vật liệu xây dựng hoặc các vật khác lên thửa đất thuộc quyền sử dụng của người khác hoặc thửa đất thuộc quyền sử dụng của mình mà cản trở, gây khó khăn cho việc sử dụng đất của người khác.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đào bới, xây tường, làm hàng rào trên đất thuộc quyền sử dụng của mình hoặc của người khác mà cản trở, gây khó khăn cho việc sử dụng đất của người khác.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.

Theo đó, trường hợp cản trở, gây khó khăn cho việc sử dụng đất của người khác từ ngày 04/10/2024, có thể bị phạt tiền từ 01 cho đến 10 triệu đồng tùy vào hành vi vi phạm theo quy định trên.

*Lưu ý: Mức phạt trên là mức phạt đối với cá nhân. Đối với trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng một hành vi vi phạm hành chính.

Bên cạnh đó, trường hợp vi phạm còn bị buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.

Mức phạt cản trở, gây khó khăn cho việc sử dụng đất của người khác mới nhất theo Nghị định 123 2024 là bao nhiêu?

Mức phạt cản trở, gây khó khăn cho việc sử dụng đất của người khác mới nhất theo Nghị định 123 2024 là bao nhiêu? (Ảnh từ internet)

Xác định diện tích đất vi phạm và tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm như thế nào?

Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 123/2024/NĐ-CP có hướng dẫn về xác định diện tích đất vi phạm và tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm như sau:

- Diện tích đất vi phạm trong các trường hợp quy định tại Nghị định này được xác định như sau:

+ Trường hợp vi phạm toàn bộ diện tích thửa đất mà đã có bản đồ địa chính thì xác định theo bản đồ địa chính; trường hợp diện tích vi phạm không có bản đồ địa chính nhưng có bản đồ khác đã, đang sử dụng trong quản lý đất đai tại địa phương thì sử dụng bản đồ đó để xác định.

+ Trường hợp diện tích đất vi phạm ở những nơi chưa có bản đồ quy định tại điểm a khoản này hoặc vi phạm một phần diện tích thửa đất thì người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính có trách nhiệm xác định phạm vi, ranh giới, mốc giới để xác định diện tích đất vi phạm và ghi vào biên bản vi phạm hành chính.

Trường hợp diện tích đất vi phạm không thể đo đạc bằng phương pháp thủ công thì được thuê đơn vị tư vấn có chức năng đo đạc để xác định diện tích đất vi phạm.

Trường hợp người có hành vi vi phạm không đồng ý với kết quả đo đạc do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính xác định thì được quyền thuê đơn vị có chức năng đo đạc xác định lại diện tích đất vi phạm.

Chi phí thuê đơn vị tư vấn có chức năng đo đạc để xác định diện tích đất vi phạm quy định tại điểm này do người vi phạm chi trả.

- Tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm được xác định theo người sử dụng đất, loại đất quy định tại Điều 9 Luật Đất đai 2024 và theo hiện trạng sử dụng đất trước khi vi phạm (địa hình, địa vật, công trình trên đất) và được ghi nhận tại biên bản vi phạm hành chính.

Việc xác định tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm căn cứ vào các hồ sơ, tài liệu có thể hiện tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Trường hợp không có hồ sơ, tài liệu thì người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính có trách nhiệm xác minh tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm trên cơ sở ý kiến trình bày của người vi phạm và ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai?

Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Luật Đất đai 2024 có nêu rõ, các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai bao gồm:

- Lấn đất, chiếm đất, hủy hoại đất.

- Vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước về đất đai.

- Vi phạm chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật về quản lý đất đai.

- Không cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin đất đai không chính xác, không đáp ứng yêu cầu về thời hạn theo quy định của pháp luật.

- Không ngăn chặn, không xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.

- Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.

- Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.

- Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.

- Cản trở, gây khó khăn đối với việc sử dụng đất, việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

- Phân biệt đối xử về giới trong quản lý, sử dụng đất đai.

Theo đó, hiện nay, có 11 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai theo quy định như đã nêu trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

79 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào