Một số đề nghị luận về tư tưởng đạo lí chọn lọc và cách làm nghị luận về một tư tưởng đạo lí? Đặc điểm môn Ngữ Văn là gì?
Một số đề nghị luận về tư tưởng đạo lí chọn lọc và cách làm nghị luận về một tư tưởng đạo lí?
>> Một số đề nghị luận về tư tưởng đạo lí chọn lọc:
Nghị luận về tư tưởng đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, quan điểm, nhân sinh (như các vấn đề về nhận thức; về tâm hồn, nhân cách, về các quan hệ gia đình xã hội; cách ứng xử, lối sống của con người trong xã hội…)
Ví dụ:
- Vấn đề nhận thức: lí tưởng, tuổi trẻ, nghề nghiệp, ước mơ…
- Vấn đề về nhân cách: phẩm chất tốt đẹp của con người, nhân cách sống,...
- Vấn đề về các quan hệ gia đình: tình mẫu tử, tình phụ tử,....
- Vấn đề về các quan hệ xã hội: tình thầy trò, tình bạn…
- Vấn đề về đạo đức, tâm hồn, tính cách: lòng nhân ái, lòng yêu nước, vị tha, độ lượng, bao dung; tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù, thái độ hòa nhã, khiêm tốn; thói ích kỉ,...
- Vấn đề về cách ứng xử, đối nhân xử thế của con người trong cuộc sống.
THAM KHẢO MỘT SỐ BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ
BÀI 1
Bài văn nghị luận về trách nhiệm của trẻ trong cuộc sống hiện đại Tuổi trẻ là giai đoạn đẹp nhất trong cuộc sống mỗi con người. Đây không chỉ là khoảng thời gian đầy nhiệt huyết, ước mơ và khát vọng mà còn là giai đoạn quyết định tương lai của mỗi cá nhân và sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy, trách nhiệm của trẻ trẻ trong cuộc sống hiện đại trở nên vô cùng quan trọng và đáng suy ngẫm. Trước hết, tuổi trẻ có trách nhiệm phát triển bản thân và hoàn thiện nhân cách. Trong xã hội ngày nay, việc học tập và rèn luyện là một nhiệm vụ không thể xem nhẹ nhàng. Học tập không chỉ dừng lại ở việc tiếp tục thu tri thức từ sách mà còn là học hỏi từ thực tiễn cuộc sống, từ những kinh nghiệm và thất bại của chính mình. Giúp việc không ngừng hoàn thiện bản thân, thế hệ trẻ có thể trở thành những người công dân có ích, góp phần xây dựng xã hội ngày một tươi sáng, thịnh vượng. Bên cạnh việc phát triển bản thân, tuổi trẻ còn có trách nhiệm đối với gia đình, cộng đồng và xã hội. Một trong những điều rõ ràng nhất của trách nhiệm này là cống hiến sức mình để giúp đỡ người khác và tham gia vào các hoạt động xã hội. Điều này không chỉ giúp bản thân trở nên mạnh mẽ, trưởng thành hơn, mà còn góp phần vào việc cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng. Trong cuộc sống hiện đại với nhiều vấn đề như ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, hay bất bình đẳng xã hội, sự tham gia của giới trẻ có thể tạo ra những thứ thay đổi đáng kể, đem lại sự phát triển tốt đẹp cho xã hội. Để vượt qua những giai đoạn tuổi trẻ đầy chông gai, cần phải hiểu rằng, thành công không đến từ sự thụ động mà từ quá trình học tập, lao động và cống hiến không ngừng nghỉ. Sự quyết tâm và trách nhiệm không chỉ giúp họ đạt được thành công cá nhân mà còn góp phần xây dựng một xã hội tốt hơn. Tóm lại, trách nhiệm của tuổi trẻ trong cuộc sống hiện đại không chỉ là công việc học tập và phát triển bản thân mà còn là cống hiến và đóng góp cho xã hội. Với ý thức rõ ràng về tinh thần trách nhiệm và nỗ lực không ngừng nghỉ, giới trẻ chắc chắn sẽ trở thành thành viên nguồn lực quan trọng, góp phần đưa ra xã hội tiến xa hơn trên con đường phát triển. |
BÀI 2
Tình thầy trò là một trong những tình cảm đáng trân quý nhất trong cuộc đời mỗi con người. Thầy cô không chỉ là người truyền đạt kiến thức mà còn là người dẫn dắt chúng ta trên con đường tri thức, trưởng thành. Tình thầy trò không chỉ dừng lại ở việc dạy chữ mà còn là tình cảm yêu thương, sự quan tâm và những lời dạy bảo giúp học trò rèn luyện nhân cách. Thầy cô là người đã dìu chúng ta qua những bước đi đầu tiên của tri thức, từ những bài học cơ bản đến những bài học làm người. Tình thầy trò chính là tình cảm cao đẹp, xuất phát từ trái tim con người và được bồi đắp qua nhiều thế hệ. Hiện nay, tình thầy trò vẫn luôn là tình cảm được xã hội đề cao bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nhân cách con người và toàn xã hội. Tình cảm giữa thầy và trò là một trong những tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc đời. Vì vậy, là học sinh, cần ố gắng học thật tốt, luôn kính trọng và yêu quý thầy cô chính là điều tối thiểu mà mỗi chúng ta cần phải làm. Tình nghĩa thầy trò là điều mà mỗi người cần khắc ghi, bởi vì nó có ý nghĩa sâu sắc trong suốt những năm tháng học trò. |
BÀI 3
Tình mẫu tử là một trong những tình cảm thiêng liêng và sâu sắc nhất mà người ta có thể có được. Mẹ là người đã hi sinh biết bao công sức, thời gian, và tuổi xuân để nuôi nấng, chăm sóc con từ những ngày đầu đến khi trưởng thành. Tình mẫu tử không chỉ là sự yêu thương vô điều kiện mà còn là sự bao dung, che chở và sẵn sàng hy sinh vì con cái. Dù cuộc sống có khó khăn, gian khổ, mẹ vẫn luôn dành cho những điều tốt đẹp nhất, từ bữa ăn, giấc ngủ đến những lời dạy bảo quý giá. Đối với mỗi chúng ta, tình yêu của mẹ là nguồn động viên là sức mạnh giúp chúng ta vượt qua những thử thách trong cuộc sống. Tình mẫu tử vì thế không đơn thuần là sự gắn kết giữa mẹ và con, mà còn là nguồn động lực, là cơ sở vững chắc giúp con tự tin bước vào cuộc sống. Tình yêu của mẹ không chỉ nằm ở những lời dạy dỗ, sự chăm sóc hàng ngày mà còn là tấm kính về sự hy sinh, lòng bao dung và sức mạnh phi thường. Đối với mỗi người, tình mẫu tử là thứ tình cảm cao quý nhất, mãi mãi theo ta trên mọi nẻo đường, trở thành hành trang trang quý báu không phai. Vì vậy, bổn phận con cái cần hiếu thảo, yêu thương, chăm sóc cha, mẹ, gia đình, mới trọn đạo làm con! |
>> Cách làm nghị luận về một tư tưởng đạo lí:
(a) Mở bài: - Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận - Nêu vấn đề cần nghị luận ra ( trích dẫn) - Phải làm gì về vấn đề đưa ra nghị luận (có tính chuyển ý) (b) Thân bài: * Bước 1: Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận (…). Tùy theo yêu cầu đề bài có thể có những cách giải thích khác nhau: + Giải thích khái niệm, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề. + Giải thích nghĩa đen của từ ngữ, rồi suy luận ra nghĩa bóng, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề. + Giải thích mệnh đề, hình ảnh trong câu nói, trên cơ sở đó xác định nội dung, ý nghĩa của vấn đề mà câu nói đề cập. * Bước 2: Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng, đạo lí cần bàn luận (…) Bản chất của thao tác này là giảng giải nghĩa lí của vấn đề được đặt ra để làm sáng tỏ tới cùng bản chất của vấn đề. Phần này thực chất là trả lời câu hỏi: Tại sao? (Vì sao?) Vấn đề được biểu hiện như thế nào? Có thể lấy những dẫn chứng nào làm sáng tỏ? * Bước 3: Bình luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến…): - Đánh giá vấn đề: Nêu ý nghĩa của vấn đề, mức độ đúng – sai, đóng góp – hạn chế của vấn đề. - Phê phán, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề đang bàn luận (…) - Mở rộng vấn đề * Bước 4: Rút bài học nhận thức và hành động - Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm, …( Thực chất trả lời câu hỏi: từ vấn đề bàn luận, hiểu ra điều gì? Nhận ra vấn đề gì có ý nghĩa đối với tâm hồn, lối sống bản thân?...) - Bài học hành động - Đề xuất phương châm đúng đắn, phương hướng hành động cụ thể (Thực chất trả lời câu hỏi: Phải làm gì? …) (c) Kết bài: - Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài (…) - Lời nhắn gửi đến mọi người (…) |
Một số đề nghị luận về tư tưởng đạo lí chọn lọc và cách làm nghị luận về một tư tưởng đạo lí tham khảo như trên.
Một số đề nghị luận về tư tưởng đạo lí chọn lọc và cách làm nghị luận về một tư tưởng đạo lí? Đặc điểm môn Ngữ Văn là gì? (Hình từ Internet)
Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
Căn cứ theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình môn Ngữ Văn có nêu rõ đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình giáo dục phổ thông như sau:
Ngữ văn là môn học thuộc lĩnh vực Giáo dục ngôn ngữ và văn học, được học từ lớp 1 đến lớp 12. Ở cấp tiểu học, môn học này có tên là Tiếng Việt; ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông có tên là Ngữ văn.
Ngữ văn là môn học mang tính công cụ và tính thẩm mĩ - nhân văn; giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường; đồng thời cũng là công cụ quan trọng để giáo dục học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc; phát triển ở học sinh những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha,...
Thông qua các văn bản ngôn từ và những hình tượng nghệ thuật sinh động trong các tác phẩm văn học, bằng hoạt động đọc, viết, nói và nghe, môn Ngữ văn có vai trò to lớn trong việc giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp cũng như các năng lực cốt lõi để sống và làm việc hiệu quả, để học suốt đời.
Nội dung môn Ngữ văn mang tính tổng hợp, bao gồm cả tri thức văn hoá, đạo đức, triết học,... liên quan tới nhiều môn học và hoạt động giáo dục khác như Lịch sử, Địa lí, Nghệ thuật, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ, Tự nhiên và Xã hội, Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp,… Môn Ngữ văn cũng liên quan mật thiết với cuộc sống; giúp học sinh biết quan tâm, gắn bó hơn với đời sống thường nhật, biết liên hệ và có kĩ năng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn.
Nội dung cốt lõi của môn học bao gồm các mạch kiến thức và kĩ năng cơ bản, thiết yếu về tiếng Việt và văn học, đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh ở từng cấp học; được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.
Giai đoạn giáo dục cơ bản: Chương trình được thiết kế theo các mạch chính tương ứng với các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Kiến thức tiếng Việt và văn học được tích hợp trong quá trình dạy học đọc, viết, nói và nghe. Các ngữ liệu được lựa chọn và sắp xếp phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh ở mỗi cấp học.
Mục tiêu của giai đoạn này là giúp học sinh sử dụng tiếng Việt thành thạo để giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống và học tập tốt các môn học, hoạt động giáo dục khác; hình thành và phát triển năng lực văn học, một biểu hiện của năng lực thẩm mĩ; đồng thời bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm để học sinh phát triển về tâm hồn, nhân cách.
Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Chương trình củng cố và phát triển các kết quả của giai đoạn giáo dục cơ bản, giúp học sinh nâng cao năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học, nhất là tiếp nhận văn bản văn học; tăng cường kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận, văn bản thông tin có độ phức tạp hơn về nội dung và kĩ thuật viết; trang bị một số kiến thức lịch sử văn học, lí luận văn học có tác dụng thiết thực đối với việc đọc và viết về văn học; tiếp tục bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, tâm hồn, nhân cách để học sinh trở thành người công dân có trách nhiệm.
Ngoài ra, trong mỗi năm, những học sinh có định hướng khoa học xã hội và nhân văn được chọn học một số chuyên đề học tập. Các chuyên đề này nhằm tăng cường kiến thức về văn học và ngôn ngữ, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đáp ứng sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp của học sinh.
Quyền và nhiệm vụ của học sinh trung học phổ thông hiện nay thế nào?
Căn cứ theo Điều 34, 35 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định quyền và nhiệm vụ của học sinh như sau:
Nhiệm vụ của học sinh
(1) Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường.
(2) Kính trọng cha mẹ, cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.
(3) Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
(4) Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp học, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; giúp đỡ gia đình, tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.
(5) Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.
Quyền của học sinh
(1) Được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện, được bảo đảm những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập ở lớp và tự học ở nhà, được cung cấp thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình, được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể thao của nhà trường theo quy định.
(2) Được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng, dân chủ, được quyền khiếu nại với nhà trường và các cấp quản lý giáo dục về những quyết định đối với bản thân mình; được quyền chuyển trường khi có lý do chính đáng theo quy định hiện hành; được học trước tuổi, học vượt lóp, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định theo Điều 33 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT.
(3) Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật do nhà trường tổ chức nếu có đủ điều kiện.
(4) Được nhận học bổng hoặc trợ cấp khác theo quy định đối với những học sinh được hưởng chính sách xã hội, những học sinh có khó khăn về đời sống và những học sinh có năng lực đặc biệt.
(5) Được chuyển trường nếu đủ điều kiện theo quy định; thủ tục chuyển trường thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
(6) Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.