Mẫu tờ khai cam kết không phát sinh thuế thu nhập cá nhân tải về ở đâu? Trường hợp nào được giảm trừ gia cảnh?

Mẫu tờ khai cam kết không phát sinh thuế thu nhập cá nhân tải về ở đâu? Trường hợp nào được giảm trừ gia cảnh? Chị T ở Hà Nội.

Mẫu tờ khai cam kết không phát sinh thuế thu nhập cá nhân tải về ở đâu?

Hiện nay mẫu cam kết tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân dựa trên Mẫu 08/CK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC.

Tải về Mẫu tờ khai cam kết không phát sinh thuế thu nhập cá nhân

Mẫu tờ khai cam kết không phát sinh thuế thu nhập cá nhân tải về ở đâu?

Mẫu tờ khai cam kết không phát sinh thuế thu nhập cá nhân tải về ở đâu?

Trường hợp nào được giảm trừ gia cảnh khi nộp thuế thu nhập cá nhân?

Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì có hai phần giảm trừ khi nộp thuế thu nhập cá nhân: Giảm trừ gia cảnh bản thân người nộp thuế và giảm trừ gia cảnh người phụ thuộc, tùy mỗi phần mà trường hợp giảm trừ gia cảnh khác nhau:

(*) Giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế:

- Người nộp thuế có nhiều nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh thì tại một thời điểm (tính đủ theo tháng) người nộp thuế lựa chọn tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại một nơi.

- Đối với người nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam được tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân từ tháng 01 hoặc từ tháng đến Việt Nam trong trường hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam trong năm tính thuế (được tính đủ theo tháng).

Ví dụ 8: Ông E là người nước ngoài đến Việt Nam làm việc liên tục từ ngày 01/3/2014. Đến ngày 15/11/2014, ông E kết thúc Hợp đồng lao động và về nước. Từ ngày 01/3/2014 đến khi về nước ông E có mặt tại Việt Nam trên 183 ngày. Như vậy, năm 2014, ông E là cá nhân cư trú và được giảm trừ gia cảnh cho bản thân từ tháng 01 đến hết tháng 11 năm 2014.

Ví dụ 9: Bà G là người nước ngoài đến Việt Nam lần đầu tiên vào ngày 21/9/2013. Ngày 15/6/2014, Bà G kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ ngày 21/9/2013 đến ngày 15/6/2014 Bà G có mặt tại Việt Nam 187 ngày. Như vậy trong năm tính thuế đầu tiên (từ ngày 21/9/2013 đến ngày 20/9/2014), Bà G được xác định là cá nhân cư trú của Việt Nam và được giảm trừ gia cảnh cho bản thân từ tháng 9/2013 đến hết tháng 6/2014.

- Trường hợp trong năm tính thuế cá nhân chưa giảm trừ cho bản thân hoặc giảm trừ cho bản thân chưa đủ 12 tháng thì được giảm trừ đủ 12 tháng khi thực hiện quyết toán thuế theo quy định.

(*) Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc

- Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.

- Khi người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc sẽ được cơ quan thuế cấp mã số thuế cho người phụ thuộc và được tạm tính giảm trừ gia cảnh trong năm kể từ khi đăng ký. Đối với người phụ thuộc đã được đăng ký giảm trừ gia cảnh trước ngày Thông tư có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được giảm trừ gia cảnh cho đến khi được cấp mã số thuế.

- Trường hợp người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc. Riêng đối với người phụ thuộc khác theo hướng dẫn thì thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm tính thuế, quá thời hạn nêu trên thì không được tính giảm trừ gia cảnh cho năm tính thuế đó.

- Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế. Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì người nộp thuế tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế.

- Người phụ thuộc bao gồm:

+ Con: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ, con riêng của chồng, cụ thể gồm:

+ Con dưới 18 tuổi (tính đủ theo tháng).

Ví dụ 10: Con ông H sinh ngày 25 tháng 7 năm 2014 thì được tính là người phụ thuộc từ tháng 7 năm 2014.

+ Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động.

+ Con đang theo học tại Việt Nam hoặc nước ngoài tại bậc học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông (tính cả trong thời gian chờ kết quả thi đại học từ tháng 6 đến tháng 9 năm lớp 12) không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.

+ Vợ hoặc chồng của người nộp thuế đáp ứng điệu kiện tại điểm đ khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC.

+ Cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của người nộp thuế đáp ứng điều kiện tại điểm đ khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC.

+ Các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng và đáp ứng điều kiện tại điểm đ khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC bao gồm:

+ Anh ruột, chị ruột, em ruột của người nộp thuế.

+ Ông nội, bà nội; ông ngoại, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế.

+ Cháu ruột của người nộp thuế bao gồm: con của anh ruột, chị ruột, em ruột.

+ Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.

+ Cá nhân được tính là người phụ thuộc theo hướng dẫn tại các tiết d.2, d.3, d.4 điểm d khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC phải đáp ứng các điều kiện sau:

+ Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

+ Bị khuyết tật, không có khả năng lao động.

+ Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.

+ Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.

Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay?

Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 thì mức giảm trừ gia cảnh hiện nay:

- Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);

- Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

Thuế thu nhập cá nhân Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Thuế thu nhập cá nhân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hướng dẫn trừ thuế thu nhập cá nhân đối với tiền ủng hộ các tỉnh thành ảnh hưởng do bão lũ của cá nhân cư trú?
Pháp luật
Người lao động có phải đóng thuế thu nhập cá nhân với quà tặng là lồng đèn trung thu nhân dịp Tết Trung thu?
Pháp luật
Có tính vào thuế thu nhập cá nhân đối với khoản tiền mua vé máy bay cho người lao động nước ngoài về phép không?
Pháp luật
Người lao động có phải nộp thuế thu nhập cá nhân khi được nhận quà tặng là bánh trung thu hay không?
Pháp luật
Mã tiểu mục nộp thuế TNCN là bao nhiêu? Khi nào phải đóng thuế thu nhập cá nhân theo quy định?
Pháp luật
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không phải công chứng trong trường hợp nào? Chuyển nhượng QSDĐ có chịu thuế thu nhập cá nhân?
Pháp luật
Sửa đổi quy định thu nhập chịu thuế TNCN từ chuyển nhượng bất động sản từ tháng 8 2024 thế nào?
Pháp luật
Mức tiền thưởng lễ Quốc khánh 2/9 là bao nhiêu? Tiền thưởng lễ Quốc khánh 2/9 có nộp thuế không?
Pháp luật
Thuế độc thân là gì? Có đánh thuế đối với người độc thân tại Việt Nam không? Người độc thân có bị phạt khi vi phạm?
Pháp luật
File Excel tính thuế TNCN theo tháng mới nhất 2024? Tải file excel tính thuế TNCN theo tháng ở đâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thuế thu nhập cá nhân
11,608 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào