Mẫu Quyết định cưỡng chế trả vật trong thi hành án dân sự mới nhất theo Thông tư 04/2023/TT-BTP?
Mẫu Quyết định cưỡng chế trả vật trong thi hành án dân sự mới nhất theo Thông tư 04/2023/TT-BTP?
Căn cứ Thông tư 04/2023/TT-BTP hướng dẫn thực hiện thủ tục về quản lý hành chính và biểu mẫu nghiệp vụ trong thi hành án dân sự.
Mẫu Quyết định cưỡng chế trả vật trong thi hành án dân sự mới nhất là Mẫu số A40-THADS tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 04/2023/TT-BTP.
Mẫu Quyết định cưỡng chế trả vật trong thi hành án dân sự theo Thông tư 04/2023/TT-BTP được áp dụng từ ngày 01/10/2023.
> Tải Mẫu Quyết định cưỡng chế trả vật trong thi hành án dân sự Tại đây.
Mẫu Quyết định cưỡng chế trả vật trong thi hành án dân sự mới nhất theo Thông tư 04/2023/TT-BTP? (Hình từ Internet)
Thủ tục cưỡng chế trả vật trong thi hành án dân sự được quy định ra sao?
Căn cứ quy định tại Điều 114 Luật Thi hành án dân sự 2008 được sửa đổi bởi khoản 38 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 như sau:
Thủ tục cưỡng chế trả vật
1. Đối với vật đặc định, việc cưỡng chế được thực hiện như sau:
a) Chấp hành viên yêu cầu người phải thi hành án, người đang quản lý, sử dụng trả vật cho người được thi hành án; nếu người đó không thi hành thì Chấp hành viên thu hồi vật để trả cho người được thi hành án;
b) Trường hợp vật phải trả giảm giá trị mà người được thi hành án không đồng ý nhận thì Chấp hành viên hướng dẫn đương sự thoả thuận việc thi hành án. Việc thi hành án được thực hiện theo thoả thuận.
Trường hợp đương sự không thoả thuận được thì Chấp hành viên cưỡng chế trả vật cho người được thi hành án. Đương sự có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết về thiệt hại do vật phải trả bị giảm giá trị;
c) Trường hợp vật không còn hoặc bị hư hỏng đến mức không sử dụng được mà đương sự có thỏa thuận khác về việc thi hành án thì Chấp hành viên thi hành theo thỏa thuận.
Trường hợp đương sự không thỏa thuận được thì có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết về thiệt hại do vật phải trả không còn hoặc hư hỏng đến mức không sử dụng được.
2. Đối với vật cùng loại thì Chấp hành viên thực hiện việc cưỡng chế theo nội dung bản án, quyết định.
Trường hợp vật phải trả không còn hoặc hư hỏng, giảm giá trị thì Chấp hành viên yêu cầu người phải thi hành án trả vật cùng loại hoặc thanh toán giá trị của vật cùng loại, trừ trường hợp đương sự có thoả thuận khác.
3. Trường hợp người phải thi hành án, người đang quản lý, sử dụng vật phải trả có thể tẩu tán, huỷ hoại vật đó thì Chấp hành viên có quyền áp dụng ngay biện pháp bảo đảm thi hành án quy định tại Điều 68 của Luật này.
Như vậy, thủ tục cưỡng chế trả vật trong thi hành án dân sự được thực hiện theo nội dung nêu trên.
Thông tư 04/2023/TT-BTP được áp dụng từ ngày mấy?
Căn cứ quy định tại Điều 37 Thông tư 04/2023/TT-BTP về hiệu lực thi hành của văn bản như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 10 năm 2023. Thông tư số 01/2016/TT-BTP ngày 01/02/2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số thủ tục về quản lý hành chính và biểu mẫu nghiệp vụ trong thi hành án dân sự hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
2. Đối với việc thi hành án đã thi hành một phần hoặc chưa thi hành xong trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành nhưng đã thực hiện các thủ tục về thi hành án theo đúng quy định thì kết quả thi hành án được công nhận; các thủ tục thi hành án tiếp theo được tiếp tục thực hiện theo quy định của Thông tư này.
3. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu để áp dụng tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì sẽ áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung thay thế đó.
Theo đó, Thông tư 04/2023/TT-BTP có hiệu lực từ ngày 01/10/2023.
Từ ngày 01/10/2023, Thông tư 01/2016/TT-BTP sẽ hết hiệu lực.
Việc thi hành án đã thi hành một phần hoặc chưa thi hành xong trước ngày 01/10/2023 nhưng đã thực hiện các thủ tục về thi hành án theo đúng quy định thì kết quả thi hành án được công nhận; các thủ tục thi hành án tiếp theo được tiếp tục thực hiện theo quy định tại Thông tư 04/2023/TT-BTP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.