Mẫu Phiếu nhập kho và Mẫu Phiếu xuất kho đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được quy định như thế nào?
- Mục đích của việc lập Phiếu nhập kho và Phiếu xuất kho đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là gì?
- Mẫu và phương pháp lập Phiếu nhập kho đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được quy định như thế nào?
- Mẫu và phương pháp lập Phiếu xuất kho đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được quy định như thế nào?
Mục đích của việc lập Phiếu nhập kho và Phiếu xuất kho đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là gì?
Căn cứ Mục 2 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 88/2021/TT-BTC có nội dung về mục đích của việc lập Phiếu nhập kho và Phiếu xuất kho đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh như sau:
Lập Phiếu nhập kho là nhằm xác định số lượng vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa nhập kho làm căn cứ nhập kho và ghi sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa.
Lập Phiếu xuất kho là nhằm xác định số lượng vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa xuất kho cho các bộ phận sử dụng của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh làm căn cứ để theo dõi chi phí sản xuất kinh doanh.
Mẫu Phiếu nhập kho và Mẫu Phiếu xuất kho đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được quy định như thế nào?
Mẫu và phương pháp lập Phiếu nhập kho đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được quy định như thế nào?
Mới nhất, Mẫu Phiếu nhập kho đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được quy định được quy định tại Mẫu số 03-VT ban hành kèm theo Thông tư 88/2021/TT-BTC như sau:
Tải Mẫu Phiếu nhập kho đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh: Tại đây.
Ngoài ra, phương pháp lập mẫu nhập kho đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thì căn cứ Mục 2 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 88/2021/TT-BTC có hướng dẫn như sau:
Góc bên trái của Phiếu xuất kho phải ghi rõ tên của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Phiếu xuất kho lập cho một hoặc nhiều thứ vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa cùng một kho dùng cho một đối tượng hạch toán chi phí hoặc cùng một mục đích sử dụng.
Khi lập phiếu xuất kho phải ghi rõ: Họ tên người nhận hàng, tên, đơn vị (bộ phận): số và ngày, tháng, năm lập phiếu; lý do xuất kho và địa điểm xuất kho vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa.
- Cột A, B, C, D: Ghi số thứ tự, tên, nhãn hiệu, qui cách, phẩm chất, mã số và đơn vị tính của vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa.
- Cột 1: Ghi số lượng vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa theo yêu cầu xuất kho của người (bộ phận) sử dụng.
- Cột 2: Ghi số lượng thực tế xuất kho (số lượng thực tế xuất kho chỉ có thể bằng hoặc ít hơn số lượng yêu cầu).
- Cột 3, 4: Ghi đơn giá và thành tiền của từng loại vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa thực xuất kho (cột 4 = cột 2 x cột 3).
Dòng Cộng: Ghi tổng số tiền của số vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa thực tế đã xuất kho.
Dòng "Tổng số tiền viết bằng chữ": Ghi tổng số tiền viết bằng chữ trên Phiếu xuất kho.
Phiếu xuất kho được lập thành 2 liên (đặt giấy than viết 1 lần).
Phiếu xuất kho phải có đầy đủ chữ ký và họ tên những người có liên quan trên phiếu xuất kho, liên 1 lưu tại hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh để ghi sổ kế toán, liên 2 chuyển cho người nhận hàng.
Trường hợp người đại diện hộ kinh doanh/cá nhân kinh doanh đồng thời kiêm nhiệm thủ kho hoặc người lập biểu thì người đại diện hộ kinh doanh/cá nhân kinh doanh có thể ký đồng thời các chức danh kiêm nhiệm đó.
Mẫu và phương pháp lập Phiếu xuất kho đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được quy định như thế nào?
Mới nhất, Mẫu Phiếu xuất kho đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được quy định được quy định tại Mẫu số 04-VT ban hành kèm theo Thông tư 88/2021/TT-BTC như sau:
Tải Mẫu Phiếu xuất kho đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh: Tại đây.
Ngoài ra, phương pháp lập mẫu phiếu xuất kho đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thì căn cứ Mục 2 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 88/2021/TT-BTC có hướng dẫn như sau:
Góc bên trái của Phiếu xuất kho phải ghi rõ tên của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Phiếu xuất kho lập cho một hoặc nhiều thứ vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa cùng một kho dùng cho một đối tượng hạch toán chi phí hoặc cùng một mục đích sử dụng.
Khi lập phiếu xuất kho phải ghi rõ: Họ tên người nhận hàng, tên, đơn vị (bộ phận): số và ngày, tháng, năm lập phiếu; lý do xuất kho và địa điểm xuất kho vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa.
- Cột A, B, C, D: Ghi số thứ tự, tên, nhãn hiệu, qui cách, phẩm chất, mã số và đơn vị tính của vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa.
- Cột 1: Ghi số lượng vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa theo yêu cầu xuất kho của người (bộ phận) sử dụng.
- Cột 2: Ghi số lượng thực tế xuất kho (số lượng thực tế xuất kho chỉ có thể bằng hoặc ít hơn số lượng yêu cầu).
- Cột 3, 4: Ghi đơn giá và thành tiền của từng loại vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa thực xuất kho (cột 4 = cột 2 x cột 3).
Dòng Cộng: Ghi tổng số tiền của số vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa thực tế đã xuất kho.
Dòng "Tổng số tiền viết bằng chữ": Ghi tổng số tiền viết bằng chữ trên Phiếu xuất kho.
Phiếu xuất kho được lập thành 2 liên (đặt giấy than viết 1 lần).
Phiếu xuất kho phải có đầy đủ chữ ký và họ tên những người có liên quan trên phiếu xuất kho, liên 1 lưu tại hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh để ghi sổ kế toán, liên 2 chuyển cho người nhận hàng.
Trường hợp người đại diện hộ kinh doanh/cá nhân kinh doanh đồng thời kiêm nhiệm thủ kho hoặc người lập biểu thì người đại diện hộ kinh doanh/cá nhân kinh doanh có thể ký đồng thời các chức danh kiêm nhiệm đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.