Mẫu Phiếu đăng ký sử dụng tài liệu lưu trữ đối với độc giả đến sử dụng tài liệu tại Lưu trữ lịch sử ra sao?
Mẫu Phiếu đăng ký sử dụng tài liệu lưu trữ đối với độc giả đến sử dụng tài liệu tại Lưu trữ lịch sử ra sao?
Căn cứ Thông tư 10/2014/TT-BNV quy định về thủ tục, trình tự, thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan và cá nhân trong việc phục vụ sử dụng và sử dụng tài liệu tại Phòng đọc của các Lưu trữ lịch sử.
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Thông tư 10/2014/TT-BNV, độc giả đến sử dụng tài liệu tại Lưu trữ lịch sử bên cạnh việc phải điền thông tin vào Phiếu đăng ký sử dụng tài liệu.
Theo đó, hiện nay, Phiếu đăng ký sử dụng tài liệu được sử dụng theo Mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 10/2014/TT-BNV.
Tải Mẫu Phiếu đăng ký sử dụng tài liệu lưu trữ tại đây.
Mẫu Phiếu đăng ký sử dụng tài liệu lưu trữ đối với độc giả đến sử dụng tài liệu tại Lưu trữ lịch sử ra sao? (Hình từ Internet)
Ai có quyền cho phép độc giả sử dụng tài liệu lưu trữ tại phòng đọc Lưu trữ lịch sử?
Căn cứ quy định tại Điều 5 Thông tư 10/2014/TT-BNV về thẩm quyền cho phép sử dụng tài liệu lưu trữ như sau:
Thẩm quyền cho phép sử dụng tài liệu
1. Người đứng đầu Lưu trữ lịch sử cho phép đọc tài liệu tại Phòng đọc và chứng thực tài liệu đối với tài liệu thuộc thẩm quyền quản lý.
2. Thẩm quyền cho phép sử dụng tài liệu lưu trữ liên quan đến cá nhân, trong một số trường hợp đặc biệt, thực hiện theo quy định tại Điều 16, 17 của Nghị định số 01/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lưu trữ.
3. Sử dụng tài liệu lưu trữ của cá nhân hiến tặng, ký gửi vào Lưu trữ lịch sử phải được cá nhân hoặc người đại diện hợp pháp của cá nhân đó cho phép bằng văn bản.
Như vậy, theo quy định hiện nay thì người đứng đầu Lưu trữ lịch sử là người có quyền cho phép độc giả sử dụng tài liệu lưu trữ.
Trong một số trường hợp đặc biệt, thẩm quyền cho phép sử dụng tài liệu lưu trữ được xác định như sau:
- Tài liệu bảo quản tại Lưu trữ lịch sử ở trung ương do Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định.
- Tài liệu bảo quản tại Lưu trữ lịch sử ở cấp tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
- Tài liệu lưu trữ của cá nhân ký gửi vào Lưu trữ lịch sử còn phải được cá nhân hoặc người đại diện hợp pháp của cá nhân đó cho phép.
Quy định về việc sử dụng tài liệu tại Phòng đọc của Lưu trữ lịch sử hiện nay ra sao?
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 10/2014/TT-BNV, việc sử dụng tài liệu tại Phòng đọc của Lưu trữ lịch sử phải tuân theo nội dung quy định sau:
- Mỗi lần đến đọc tài liệu, độc giả phải xuất trình Thẻ độc giả (đối với độc giả sử dụng tài liệu từ 05 ngày trở lên).
- Số lượng tài liệu đưa ra phục vụ độc giả trong mỗi lần đọc không quá 10 hồ sơ (đơn vị bảo quản).
- Mỗi lần nhận tài liệu độc giả được sử dụng tại Phòng đọc tối đa là hai tuần. Độc giả đọc xong phải trả tài liệu cho Phòng đọc mới được nhận lần tiếp theo.
- Viên chức Phòng đọc giao hồ sơ, tài liệu cho độc giả phải ký vào Sổ giao, nhận tài liệu.
- Đối với những tài liệu đã được số hóa chỉ phục vụ độc giả bản số hóa, không sử dụng bản chính, bản gốc.
- Tài liệu thuộc diện quý, hiếm chỉ được sử dụng bản sao.
- Tài liệu chưa đưa ra phục vụ sử dụng trong các trường hợp sau:
+ Tài liệu có tình trạng vật lý yếu;
+ Tài liệu đang xử lý nghiệp vụ như: Chỉnh lý, tu bổ phục chế, khử trùng, khử axít, số hóa, đóng quyển, biên tập để công bố ấn phẩm lưu trữ, phục vụ trưng bày triển lãm.
Như vậy, theo quy định hiện nay, việc sử dụng tài liệu tại Phòng đọc của Lưu trữ lịch sử phải thực hiện theo nội dung nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.