Mẫu đơn xin rời khỏi hợp tác xã năm 2023 được quy định như thế nào? Các trường hợp nào chấm dứt tư cách thành viên chính thức của hợp tác xã?
- Mẫu đơn xin rời khỏi hợp tác xã năm 2023 được quy định như thế nào? Tải mẫu đơn xin rời khỏi hợp tác xã năm 2023 tại đâu?
- Việc chấm dứt tư cách thành viên chính thức của hợp tác xã trong những trường hợp nào?
- Thành viên liên hiệp hợp tác xã rời khỏi hợp tác xã có được trả lại phần tài sản vốn góp hay không?
Mẫu đơn xin rời khỏi hợp tác xã năm 2023 được quy định như thế nào? Tải mẫu đơn xin rời khỏi hợp tác xã năm 2023 tại đâu?
Dưới đây là mẫu đơn tham khảo xin rời khỏi hợp tác xã mới nhất năm 2023.
Tải mẫu đơn tham khảo xin rời khỏi hợp tác xã mới nhất năm 2023 tại đây.
Mẫu đơn xin rời khỏi hợp tác xã năm 2023 được quy định như thế nào?
Việc chấm dứt tư cách thành viên chính thức của hợp tác xã trong những trường hợp nào?
Theo quy định Điều 33 Luật Hợp tác xã 2023 quy định về chấm dứt tư cách thành viên hợp tác xã như sau:
Chấm dứt tư cách thành viên hợp tác xã
1. Các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên chính thức:
a) Thành viên là cá nhân đã chết; bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
b) Thành viên là tổ chức chấm dứt tồn tại, giải thể, phá sản;
c) Hợp tác xã chấm dứt tồn tại, giải thể, phá sản;
d) Thành viên tự nguyện ra khỏi hợp tác xã;
đ) Thành viên bị khai trừ theo quy định của Điều lệ;
e) Thành viên không sử dụng sản phẩm, dịch vụ hoặc không góp sức lao động trong thời gian liên tục theo quy định của Điều lệ;
g) Tại thời điểm cam kết góp đủ vốn, thành viên không thực hiện góp vốn hoặc góp vốn thấp hơn vốn góp tối thiểu quy định trong Điều lệ.
Như vậy, các trường hợp sau đây sẽ làm chấm dứt tư cách thành viên chính thức của hợp tác xã:
- Thành viên là cá nhân đã chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
- Thành viên là tổ chức chấm dứt tồn tại, giải thể, phá sản;
- Hợp tác xã chấm dứt tồn tại, giải thể, phá sản;
- Thành viên tự nguyện ra khỏi hợp tác xã;
- Thành viên bị khai trừ theo quy định của Điều lệ;
- Thành viên không sử dụng sản phẩm, dịch vụ hoặc không góp sức lao động trong thời gian liên tục theo quy định của Điều lệ;
- Tại thời điểm cam kết góp đủ vốn, thành viên không thực hiện góp vốn hoặc góp vốn thấp hơn vốn góp tối thiểu quy định trong Điều lệ.
Thành viên liên hiệp hợp tác xã rời khỏi hợp tác xã có được trả lại phần tài sản vốn góp hay không?
Tại Điều 73 Luật Hợp tác xã 2023 quy định về tài sản góp vôn của thành viên hợp tác xã bao gồm:
- Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác, quyền khác định giá được bằng Đồng Việt Nam.
- Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng quyền tài sản hợp pháp, quyền khác quy định tại khoản 1 73 Luật Hợp tác xã 2023 có quyền góp vốn theo quy định của pháp luật.
- Đối với tài sản là quyền sử dụng đất, phương tiện vận tải, tài sản khác thì cá nhân, tổ chức có thể lựa chọn góp vốn bằng tài sản đó hoặc thỏa thuận cho phép hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được hưởng quyền khác đối với tài sản đó theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về dân sự.
- Thành viên có thể dùng tài sản để tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thông qua hợp đồng hợp tác, hợp đồng liên kết với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Trong trường hợp này, tài sản đó không phải là tài sản góp vốn và không phải chuyển quyền sở hữu cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 35 Luật Hợp tác xã 2023 quy định về quyền của thành viên liên hiệp hợp tác xã.
Quyền của thành viên liên hiệp hợp tác xã
1. Thành viên chính thức có quyền sau đây:
a) Được liên hiệp hợp tác xã cung ứng sản phẩm, dịch vụ, việc làm;
b) Được phân phối thu nhập theo quy định của Luật này và Điều lệ của liên hiệp hợp tác xã;
c) Được hưởng phúc lợi của liên hiệp hợp tác xã;
d) Được tham dự hoặc bầu đại biểu tham dự Đại hội thành viên;
đ) Được biểu quyết nội dung thuộc thẩm quyền của Đại hội thành viên;
e) Ứng cử, đề cử thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh quản lý khác được bầu;
g) Kiến nghị, yêu cầu Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên giải trình về hoạt động của liên hiệp hợp tác xã;
h) Yêu cầu Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên triệu tập Đại hội thành viên bất thường;
i) Được cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động của liên hiệp hợp tác xã; được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ phục vụ hoạt động của liên hiệp hợp tác xã;
k) Ra khỏi liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật này và Điều lệ;
l) Được trả lại một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp theo quy định của Luật này và Điều lệ;
m) Được nhận giá trị tài sản còn lại của liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật này và Điều lệ;
n) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật;
o) Quyền khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ.
Như vậy, theo quy định trên, thành viên liên hiệp hợp tác xã rời khỏi hợp tác xã được trả lại một phần hoặc toàn bộ phần góp vốn theo quy định của Luật Hợp tác xã 2023 và Điều lệ.
Luật Hợp tác xã 2023 có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2024
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.