Mẫu Đơn đề nghị không hưởng trợ cấp thất nghiệp để bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp mới nhất 2024?
Mẫu Đơn đề nghị không hưởng trợ cấp thất nghiệp để bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp mới nhất 2024?
Căn cứ Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 28/2015/TTBLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Điều 52 Luật Việc làm 2013 và một số điều của Nghị định 28/2015/NĐ-CP về bảo hiểm thất nghiệp.
Mẫu Đơn đề nghị không hưởng trợ cấp thất nghiệp để bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp mới nhất hiện nay là Mẫu số 08 ban hành kèm theo Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH.
> Tải Mẫu Đơn đề nghị không hưởng trợ cấp thất nghiệp Tại đây
Mẫu Đơn đề nghị không hưởng trợ cấp thất nghiệp để bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp mới nhất 2024?
Thời hạn nộp đơn đề nghị không hưởng trợ cấp thất nghiệp là bao lâu?
Căn cứ quy định tại Điều 7 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH như sau:
Người lao động không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp
Trong thời hạn 15 ngày tính theo ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu người lao động không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động phải trực tiếp nộp đề nghị không hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Mẫu số 08 ban hành kèm theo Thông tư này cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đã nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm gửi lại hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động vào ngày trả kết quả theo phiếu hẹn trả kết quả.
Như vậy, nếu người lao động không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động phải trực tiếp nộp đề nghị không hưởng trợ cấp thất nghiệp trong thời hạn 15 ngày tính theo ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Việc tham gia bảo hiểm thất nghiệp được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 11 Nghị định 28/2015/NĐ-CP như sau:
Tham gia bảo hiểm thất nghiệp
1. Hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp là hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, trong đó bao gồm nội dung cụ thể về tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
2. Người sử dụng lao động lập và nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp của người lao động cho tổ chức bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc của người lao động có hiệu lực.
Trường hợp người lao động đã giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2015 và đang thực hiện hợp đồng lao động này thì người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho những người lao động này nếu thời hạn kết thúc hợp đồng còn ít nhất 03 tháng trở lên.
Trường hợp người lao động giao kết nhiều hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm và đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo hợp đồng lao động giao kết có hiệu lực đầu tiên mà khi chấm dứt hoặc thay đổi hợp đồng dẫn đến người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp của hợp đồng lao động giao kết có hiệu lực kế tiếp có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã giao kết theo quy định của pháp luật thì người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian này.
Như vậy, việc tham gia bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện theo nội dung quy định nêu trên. Hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp là hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, trong đó bao gồm nội dung cụ thể về tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Nội dung cụ thể tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 28/2015/NĐ-CP được hướng dẫn thực hiện tại Điều 3 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.