Mẫu Đơn đề nghị chấp thuận việc sao chép tác phẩm để giảng dạy, nghiên cứu không nhằm mục đích thương mại như thế nào?
- Mẫu Đơn đề nghị chấp thuận việc sao chép tác phẩm để giảng dạy, nghiên cứu không nhằm mục đích thương mại?
- Hồ sơ đề nghị chấp thuận việc sao chép tác phẩm để giảng dạy, nghiên cứu không nhằm mục đích thương mại gồm những gì?
- Việc sao chép tác phẩm để giảng dạy, nghiên cứu không nhằm mục đích thương mại phải tuân thủ những điều kiện gì?
Mẫu Đơn đề nghị chấp thuận việc sao chép tác phẩm để giảng dạy, nghiên cứu không nhằm mục đích thương mại?
Căn cứ Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan.
Đơn đề nghị chấp thuận việc sao chép tác phẩm để giảng dạy, nghiên cứu không nhằm mục đích thương mại theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 17/2023/NĐ-CP.
Tải Đơn đề nghị chấp thuận việc sao chép tác phẩm để giảng dạy, nghiên cứu không nhằm mục đích thương mại: Tại đây
Mẫu Đơn đề nghị chấp thuận việc sao chép tác phẩm để giảng dạy, nghiên cứu không nhằm mục đích thương mại?
Hồ sơ đề nghị chấp thuận việc sao chép tác phẩm để giảng dạy, nghiên cứu không nhằm mục đích thương mại gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 37 Nghị định 17/2023/NĐ-CP như sau:
Khai thác, sử dụng quyền sao chép để giảng dạy, nghiên cứu không nhằm mục đích thương mại
...
4. Thành phần hồ sơ bao gồm:
a) Tờ khai đề nghị chấp thuận việc sao chép tác phẩm để giảng dạy, nghiên cứu không nhằm mục đích thương mại (theo Mẫu số 05 của Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này);
b) Kế hoạch sử dụng;
c) Tài liệu chứng minh đã nỗ lực xin phép chủ sở hữu quyền tác giả về việc sao chép tác phẩm nhưng yêu cầu đã bị từ chối hoặc không thể đạt được thỏa thuận hoặc đã nỗ lực tìm kiếm chủ sở hữu quyền tác giả;
d) Tài liệu chứng minh đáp ứng điều kiện quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều này;
đ) Bản sao chứng từ nộp chi phí thực hiện chấp thuận việc sao chép tác phẩm để giảng dạy, nghiên cứu không nhằm mục đích thương mại (trường hợp nộp chi phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản);
e) Văn bản ủy quyền (có công chứng, chứng thực hoặc hợp pháp hóa lãnh sự) trong trường hợp nộp hồ sơ thông qua ủy quyền.
Như vậy, hồ sơ đề nghị chấp thuận việc sao chép tác phẩm để giảng dạy, nghiên cứu không nhằm mục đích thương mại bao gồm những giấy tờ, tài liệu theo quy định như sau:
- Tờ khai đề nghị chấp thuận việc sao chép tác phẩm để giảng dạy, nghiên cứu không nhằm mục đích thương mại;
- Kế hoạch sử dụng;
- Tài liệu chứng minh đã nỗ lực xin phép chủ sở hữu quyền tác giả về việc sao chép tác phẩm nhưng yêu cầu đã bị từ chối hoặc không thể đạt được thỏa thuận hoặc đã nỗ lực tìm kiếm chủ sở hữu quyền tác giả;
- Tài liệu chứng minh đáp ứng điều kiện quy định;
- Bản sao chứng từ nộp chi phí thực hiện chấp thuận việc sao chép tác phẩm để giảng dạy, nghiên cứu không nhằm mục đích thương mại (trường hợp nộp chi phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản);
- Văn bản ủy quyền (có công chứng, chứng thực hoặc hợp pháp hóa lãnh sự) trong trường hợp nộp hồ sơ thông qua ủy quyền.
Việc sao chép tác phẩm để giảng dạy, nghiên cứu không nhằm mục đích thương mại phải tuân thủ những điều kiện gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 37 Nghị định 17/2023/NĐ-CP có quy định như sau:
Khai thác, sử dụng quyền sao chép để giảng dạy, nghiên cứu không nhằm mục đích thương mại
...
2. Việc áp dụng quy định tại khoản 1 Điều này phải tuân thủ các điều kiện sau:
a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ chứng minh đã yêu cầu và đã bị chủ sở hữu quyền tác giả từ chối cho phép sao chép và xuất bản tác phẩm đó hoặc tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ bằng mọi biện pháp không thể tìm thấy chủ sở hữu quyền tác giả;
b) Khi tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ không thể tìm thấy chủ sở hữu quyền tác giả, tổ chức, cá nhân đã gửi một bản sao yêu cầu của mình về sự ủy quyền qua đường bưu điện đến nhà xuất bản có tên trên tác phẩm không ít hơn 3 tháng trước khi nộp hồ sơ;
c) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ có đủ năng lực để sao chép và xuất bản một bản sao chính xác của tác phẩm và có đủ phương tiện kỹ thuật để trả tiền bản quyền cho chủ sở hữu quyền tác giả;
d) Tên tác giả và tên ấn bản cụ thể của tác phẩm được đề xuất sao chép được in trên tất cả các bản sao của bản sao chép;
đ) Tác giả chưa rút khỏi các bản lưu hành của tác phẩm.
Như vậy việc sao chép tác phẩm để giảng dạy, nghiên cứu không nhằm mục đích thương mại phải tuân thủ phải đáp ứng những điều kiện nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.