Luật Nhà ở 2023 mới nhất? Điểm mới Luật Nhà ở 2023 là gì? Khi nào Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực?
Đã có Luật Nhà ở 2023 mới nhất?
Ngày 27/11/2023, Quốc hội chính thức thông qua Luật Nhà ở 2023. Tại đây.
Theo đó, Luật này quy định về sở hữu, phát triển, quản lý vận hành, sử dụng nhà ở, giao dịch về nhà ở và quản lý nhà nước về nhà ở tại Việt Nam, trừ trường hợp sau:
Giao dịch mua bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có chức năng kinh doanh bất động sản, giao dịch chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.
Luật Nhà ở 2023 mới nhất? Điểm mới Luật Nhà ở 2023 là gì? Khi nào Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực?
Điểm mới Luật Nhà ở 2023 là gì?
Luật Nhà ở 2023 có một số điểm mới sau:
(1) Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cơ quan chủ quản dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội
Khoản 4 Điều 80 Luật quy định nguồn vốn thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là nguồn tài chính công đoàn.
Khoản 2 Điều 84 quy định: Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng nguồn tài chính công đoàn thì việc xác định chủ đầu tư dự án được thực hiện theo quy định áp dụng với dự án đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
Theo đó, việc quản lý và triển khai thực hiện dự án đầu tư sẽ do đơn vị quản lý dự án trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
Ngoài ra, Điều 86 quy định một số nguyên tắc xác định giá thuê và giao Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quyết định giá thuê nhà ở xã hội; đồng thời khoản 4 Điều 89 giao Chính phủ quy định trình tự, thủ tục bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở xã hội, bảo đảm cơ chế triển khai đồng bộ hoạt động đầu tư xây dựng và cho thuê nhà ở xã hội do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cơ quan chủ quản dự án đầu tư.
(2) Không quy định thời hạn sở hữu chung cư
Luật sửa đổi không quy định thời hạn sở hữu, chỉ quy định thời hạn sử dụng nhà chung cư trên cơ sở kế thừa Luật Nhà ở hiện hành.
Như vậy, quy định mới đã bỏ Điều 27 Dự thảo trình Quốc hội và không quy định chi tiết thời hạn sở hữu nhà chung cư. Hiện hành, theo khoản 6 Điều 14 Nghị định 69/2021/NĐ-CP, cần lấy ý kiến ít nhất 70% tổng số chủ sở hữu căn hộ chung cư và phải được tối thiểu 75% trong tổng số này đồng ý để lựa chọn chủ đầu tư thực hiện cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư. Trường hợp không quy định niên hạn, các trường hợp cần phá dỡ sẽ được đánh giá theo quy định tại Luật Nhà ở mới.
(3) Mở rộng đối tượng thuê nhà ở công vụ
Về đối tượng được thuê nhà ở công vụ (Điều 45), UBTVQH cho rằng trong giai đoạn hiện nay chỉ mở rộng một bước hợp lý các đối tượng được thuê nhà ở công vụ phù hợp với khả năng đáp ứng của nguồn cung nhà ở công vụ, sau này, khi điều kiện cho phép sẽ xem xét, tiếp tục mở rộng thêm nữa.
(4) Được thỏa thuận số tiền trả trước khi thuê mua nhà ở
Theo Luật mới, người thuê mua phải trả trước cho bên cho thuê mua một tỷ lệ phần trăm nhất định của giá trị nhà ở thuê mua theo thỏa thuận nhưng tối đa 50% giá trị nhà ở thuê mua.
Tức là, Luật Nhà ở năm 2023 đã không giới hạn tỷ lệ trả trước như quy định hiện hành tại Luật Nhà ở năm 2014 - người mua bắt buộc phải thanh toán trước 20% giá trị của nhà thuê mua.
(5) Bỏ quy định về việc người mua, thuê mua nhà ở xã hội phải đáp ứng điều kiện cư trú.
Theo Luật Nhà ở mới thì, người mua, thuê mua nhà ở xã hội từ năm 2025 không phải đáp ứng điều kiện sau:
- Có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội;
- Nếu không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố này, trừ trường hợp là học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập.
Tuy nhiên, người mua, thuê mua nhà ở xã hội theo Luật mới sẽ cần đáp ứng điều kiện sau:
[1] Điều kiện về nhà ở:
- Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có dự án nhà ở xã hội đó;
- Chưa được mua/thuê mua nhà ở xã hội;
- Chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở dưới mọi hình thức;
- Có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực.
[2] Điều kiện về thu nhập:
- Các đối tượng sau phải đáp ứng điều kiện về thu nhập theo quy định của Chính phủ:
- Người thu nhập thấp tại khu vực đô thị;
Khi nào Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực?
Căn cứ quy định tại Điều 197 Luật Nhà ở 2023 về hiệu lực thi hành như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
2. Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 40/2019/QH14, Luật số 61/2020/QH14, Luật số 62/2020/QH14, Luật số 64/2020/QH14 và Luật số 03/2022/QH15 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1, các điểm a, c, đ, e và g khoản 2, khoản 3, các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 5 Điều 198 của Luật này.
3. Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật về nhà ở ban hành trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành là nhà ở thuộc tài sản công
Như vậy, Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025.
Từ 01/01/2025, Luật Nhà ở 2014 chính thức hết hiệu lực, trừ trường hợp tại điểm b khoản 1, các điểm a, c, đ, e và g khoản 2, khoản 3, các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 5 Điều 198 Luật Nhà ở 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.