Lịch âm tháng 4/2024 đầy đủ, chi tiết nhất? Lễ Phật đản 2024 rơi vào tháng 4 âm lịch đúng không?
Lịch âm tháng 4/2024 đầy đủ, chi tiết nhất?
>> Xem thêm: Lịch tháng 6 dương lịch 2024 đầy đủ và chi tiết nhất? Tháng 6 dương lịch 2024 có những ngày lễ gì?
Lịch âm, lịch dương và lịch âm dương là 3 loại lịch phổ biến được sử dụng trên mỗi quốc gia.
Lịch âm là cuốn lịch được dùng cho nhiều năm và được biên soạn theo chu kỳ ngày tháng năm. Dưới đây là lịch âm tháng 4/2024 đầy đủ, chi tiết nhất:
LỊCH ÂM THÁNG 4/2024:
Thứ Hai | Thứ Ba | Thứ Tư | Thứ Năm | Thứ Sáu | Thứ Bảy | Chủ Nhật |
1 8/5DL | 2 9 | 3 10 | 4 11 | 5 12 | ||
6 13 | 7 14 | 8 15 | 9 16 | 10 17 | 11 18 | 12 19 |
13 20 | 14 21 | 15 22 | 16 23 | 17 24 | 18 25 | 19 26 |
20 27 | 21 28 | 22 29 | 23 30 | 24 31 | 25 1/6DL | 26 2 |
27 3 | 28 4 | 29 5/6DL |
*Số ở trên là ngày âm lịch, số ở dưới là ngày dương lịch
Lịch âm tháng 4/2024 đầy đủ, chi tiết nhất? Lễ Phật đản 2024 rơi vào tháng 4 âm lịch đúng không? (Hình từ internet)
Lễ Phật đản 2024 rơi vào tháng 4 âm lịch đúng không?
Lễ Phật Đản là ngày lễ trọng đại được tổ chức hàng năm vào ngày rằm tháng tư để kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời
Ngày Phật Đản là một trong ba ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật (Phật Đản, Vu lan, Thành đạo). Trước năm 1959, các nước Đông Á thường tổ chức ngày lễ Phật Đản vào ngày 8/4 âm lịch. Nhưng tại Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên, tại Colombo (Tích Lan) được tổ chức từ 25/5 đến 8/6/1950, 26 nước là thành viên thống nhất lấy ngày Phật Đản quốc tế là ngày rằm tháng tư âm lịch hàng năm (15/4).
Từ năm 1999, ngày lễ Phật Đản 15/4 (âm lịch) đã được Liên Hiệp Quốc công nhận là ngày lễ hội văn hóa tâm linh thế giới. Lễ Phật Đản là một trong ba lễ cấu thành Lễ Tam hợp mà Liên Hiệp Quốc gọi là Vesak (lễ Phật Đản sinh, lễ Phật thành đạo và lễ Phật nhập Niết bàn).
Lễ Phật Đản được tổ chức hàng năm, vào ngày rằm tháng tư, để kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất thân là Thái tử Tất Đạt Đa, dòng họ Cồ Đàm, vương tộc Thích Ca. Ngài được cho là sinh vào ngày rằm tháng tư âm lịch năm 624 trước Tây lịch (theo lý giải của phái Nam tông), mùng 8/4 âm lịch (theo lý giải của phái theo Bắc tông) tại vườn Lâm Tỳ Ni - nơi nằm giữa Ca Tỳ La Vệ và Devadaha ở Nepal.
Theo đó, Lễ Phật Đản 2024 là ngày lễ trọng đại được tổ chức vào ngày rằm tháng tư (15/4/2024 âm lịch) để kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời.
Theo Thông bạch số 88/TB-HĐTS năm 2024 tại đây thì thời gian tổ chức tuần lễ Phật đản năm 2024 bắt đầu từ ngày 1-4 đến 15-4-Giáp Thìn (tức 8-5 đến 22-5-2024),
Trong đó:
- Tuần lễ Phật đản năm 2024: Từ ngày mùng 8-4 đến 15-4-Giáp Thìn (tức 15-5 đến 22-5-2024);
- Chính lễ (Ngày lễ Phật đản năm 2024 chính thức): ngày 15 tháng 4 năm Giáp Thìn (tức 22-5-2024).
Người lao động có được nghỉ làm vào ngày lễ Phật đản 2024 không?
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ dịp lễ tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau:
- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
- Tết Âm lịch: 05 ngày;
- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Ngoài ra, tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Theo đó, ngày nghỉ hằng tuần sẽ do người sử dụng lao động quyết định. Thông thường thì ngày nghỉ hằng tuần sẽ được sắp xếp và thứ 7, chủ nhật hoặc chỉ ngày chủ nhật.
Như vậy, ngày Lễ Phật đản 2024 không thuộc một trong những ngày lễ mà người lao động được nghỉ theo quy định và ngày Lễ Phật đản 2024 cũng rơi vào ngày thứ 4. Do đó người lao động không được nghỉ vào ngày Lễ Phật đản 2024,người lao động có lịch làm việc vẫn phải đi làm bình thường.
Nếu ngày Lễ Phật đản 2024 trùng với ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động sẽ được nghỉ làm.
Tuy nhiên, người lao động cũng có thể chủ động xin nghỉ phép theo diện phép năm hoặc nghỉ không lương vào ngày ngày Lễ Phật đản 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.