Kết quả kiểm định chất lượng đầu vào công chức có giá trị sử dụng trong thời hạn bao lâu kể từ ngày có quyết định phê duyệt của Bộ Nội vụ?

"Kết quả kiểm định chất lượng đầu vào công chức có giá trị sử dụng trong thời hạn là bao lâu và trong thời gian còn hạn thì giá trị sử dụng của kết quả bài kiểm định được quy định như thế nào?" - Đây là câu hỏi của bạn Nhựt Hào.

Quy định về hội đồng kiểm định chất lượng đầu vào của công chức?

Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Dự thảo Nghị định quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức quy định về hội đồng kiểm định chất lượng đầu vào của công chức như sau:

“Điều 8. Hội đồng kiểm định
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Bộ Nội vụ được giao thẩm quyền tổ chức kiểm định quyết định thành lập Hội đồng kiểm định để tổ chức việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức. Hội đồng kiểm định có 05 hoặc 07 thành viên, bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Bộ Nội vụ được giao thẩm quyền tổ chức kiểm định;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo bộ phận tham mưu về công tác kiểm định của cơ quan, tổ chức, đơn vịcủa Bộ Nội vụ được giao thẩm quyền tổ chức kiểm định;
c) Ủy viên kiêm thư ký Hội đồng là công chức, viên chức thuộc bộ phận tham mưu về công tác kiểm định của cơ quan, tổ chức, đơn vịcủa Bộ Nội vụ được giao thẩm quyền tổ chức kiểm định;
d) Các uỷ viên khác do người đứng đầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị của Bộ Nội vụ được giao thẩm quyền tổ chức kiểm định.
2. Hội đồng kiểm định chất lượng đầu vào công chức làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số; trường hợp số ý kiến bằng nhau thì quyết định theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng.
3. Không bố trí những người có quan hệ là ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em ruột của người đăng ký kiểm định hoặc của bên vợ (chồng) của người đăng ký kiểm định; vợ hoặc chồng, con đẻ hoặc con nuôi của đăng ký kiểm định; những người đang trong thời hạn xử lý kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật làm thành viên Hội đồng kiểm định, thành viên các bộ phận giúp việc của Hội đồng kiểm định.”

Theo đó, Hội đồng kiểm định có 05 hoặc 07 thành viên và những người có quan hệ là ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em ruột của người đăng ký kiểm định hoặc của bên vợ (chồng) của người đăng ký kiểm định; vợ hoặc chồng, con đẻ hoặc con nuôi của đăng ký kiểm định sẽ không được bố trí làm thành viên Hội đồng kiểm định.

Trình tự tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Dự thảo Nghị định quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức quy định về trình tự tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức như sau:

“Điều 9. Trình tự tổ chức kiểm định
1. Hội đồng kiểm định chất lượng đầu vào công chức thông báo danh sách và triệu tập thí sinh đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham dự kiểm định trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền kiểm định. Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày thông báo triệu tập thí sinh, Hội đồng kiểm định phải tiến hành tổ chức kiểm định.
2. Việc tổ chức kiểm định được thực hiện trên máy vi tính. Kết quả kiểm định phải thông báo cho người dự thi được biết ngay sau khi kết thúc thời gian làm bài thi. Không thực hiện việc phúc khảo đối với kết quả kiểm định.
3. Trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kỳ kiểm định, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao thẩm quyền tổ chức kiểm định phải báo cáo Bộ Nội vụ phê duyệt kết quả kiểm định; kết quả kiểm định được đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của Bộ Nội vu và của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao thẩm quyền tổ chức kiểm định.”

Theo đó, việc tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức sẽ được tổ chức theo trình tự nêu trên.

Kết quả kiểm định chất lượng đầu vào công chức có giá trị sử dụng trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày có quyết định phê duyệt của Bộ Nội vụ?

Kết quả kiểm định chất lượng đầu vào công chức có giá trị sử dụng trong thời hạn bao lâu kể từ ngày có quyết định phê duyệt của Bộ Nội vụ? (Hình từ internet)

Kết quả kiểm định chất lượng đầu vào công chức có giá trị sử dụng trong thời hạn bao lâu kể từ ngày có quyết định phê duyệt của Bộ Nội vụ?

Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Dự thảo Nghị định quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức quy định về sử dụng kết quả kiểm định đầu vào công chức như sau:

“Điều 10. Sử dụng kết quả kiểm định
1. Kết quả kiểm định chất lượng đầu vào công chức có giá trị sử dụng trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày có quyết định phê duyệt của Bộ Nội vụ. Trong thời hạn kết quả kiểm định còn giá trị, người đạt kết quả kiểm định được đăng ký thi tuyển vào làm công chức tại các Bộ, ngành, địa phương trong phạm vi toàn quốc.
2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tuyển dụng công chức được căn cứ xếp loại kết quả kiểm định để quy định điều kiện đăng ký dự tuyển công chức phù hợp với yêu cầu tuyển dụng.
3. Hủy bỏ kết quả kiểm định
a) Cố tình khai không đúng thông tin trong Phiếu đăng ký kiểm định;
b) Sử dụng bằng cấp không hợp pháp để đăng ký kiểm định hoặc đăng ký tuyển dụng.
c) Các trường hợp bị hủy bỏ kêt quả kiểm định không được đăng ký tham gia kiểm định chất lượng đầu vào công chức trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày có quyết định hủy bỏ kết quả kiểm định.”

Như vậy, kết quả kiểm định chất lượng đầu vào công chức có giá trị sử dụng trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày có quyết định phê duyệt của Bộ Nội vụ và trong thời hạn kết quả kiểm định còn giá trị, người đạt kết quả kiểm định được đăng ký thi tuyển vào làm công chức tại các Bộ, ngành, địa phương trong phạm vi toàn quốc.

Công chức TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG CHỨC
Kiểm định chất lượng đầu vào công chức
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thủ trưởng cơ quan không thu tiền đóng góp vào Quỹ phòng chống thiên tai của cán bộ, công chức có bị xử phạt không?
Pháp luật
Nghị định 107/2024 bãi bỏ Nghị định 161/2018/NĐ-CP về tuyển dụng công chức, viên chức từ 20/8/2024?
Pháp luật
Công chức, viên chức nhà nước có được làm thêm công việc ở bên ngoài để kiếm thêm tiền hay không?
Pháp luật
Ban hành Quy định chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành tài nguyên và môi trường với mục đích gì?
Pháp luật
Có được điều động công chức sang làm viên chức không? Công chức chuyển sang làm viên chức còn được hưởng phụ cấp công vụ không?
Pháp luật
Ngạch công chức là gì? Điều kiện và môn thi để thi nâng ngạch công chức theo quy định hiện nay?
Pháp luật
Cán bộ, công chức, viên chức là gì? Cách phân biệt và một số ví dụ về cán bộ, công chức, viên chức mới nhất?
Pháp luật
Mức chi đào tạo, tập huấn cán bộ, công chức, viên chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025?
Pháp luật
Những việc phải làm của công chức y tế đối với người đến khám bệnh được quy định thế nào? Công chức y tế có những trách nhiệm gì?
Pháp luật
Nguyên tắc xác định vị trí việc làm và quản lý biên chế công chức được thực hiện như thế nào? Căn cứ xác định vị trí việc làm, biên chế công chức được quy định thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công chức
1,562 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào