Kế hoạch chuyển đổi số năm 2023 của Bộ Tài chính có những mục tiêu nào? 100% Bộ phận Một cửa sẽ ứng dụng công nghệ thông tin để giải quyết TTHC phải không?
- Năm 2023, về mục tiêu 100% Bộ phận Một cửa được ứng dụng công nghệ thông tin để giải quyết thủ tục hành chính như thế nào?
- Bao nhiêu nhiệm vụ về Kế hoạch Chuyển đổi số của Bộ Tài chính được hoàn thành trong năm 2022?
- Nội dung cụ thể của các nhiệm vụ đã hoàn thành theo kế hoạch chuyển đổi số trong năm 2022 của Bộ Tài chính như thế nào?
Ngày 12/04/2023, Bộ Tài chính ban hành Quyết định 776/QĐ-BTC năm 2023 về Kế hoạch Chuyển đổi số.
Năm 2023, về mục tiêu 100% Bộ phận Một cửa được ứng dụng công nghệ thông tin để giải quyết thủ tục hành chính như thế nào?
Theo đó, tại mục II phần II của Kế hoạch ban hành kèm Quyết định 776/QĐ-BTC năm 2023 nêu rõ các mục tiêu 100% Bộ phận Một cửa được ứng dụng công nghệ thông tin để giải quyết thủ tục hành chính.
Bên cạnh đó Bộ Tài chính đặt ra mục tiêu hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại Quyết định 107/QĐ-BTC năm 2022 về việc ban hành kế hoạch của Bộ Tài chính triển khai Quyết định 06/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Ngoài ra, Bộ Tài chính sẽ đẩy mạnh triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế Bộ phận một cửa ASEAN đúng kế hoạch, lộ trình triển khai theo chỉ đạo của Chính phủ và Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại (Ủy ban 1899).
Bao nhiêu nhiệm vụ về Kế hoạch Chuyển đổi số của Bộ Tài chính được hoàn thành trong năm 2022?
Căn cứ mục II phần I Kế hoạch ban hành kèm Quyết định 776/QĐ-BTC năm 2023 đã có một số nhiệm vụ được hoàn thành trong năm 2022 bao gồm:
- Nhiệm vụ Về nhận thức số
- Nhiệm vụ Về thể chế chuyển đổi số
- Nhiệm vụ Về hạ tầng số
- Nhiệm vụ Về dữ liệu số
- Nhiệm vụ Về nền tảng số
- Nhiệm vụ Về nhân lực số
- Nhiệm vụ Về an toàn thông tin
- Nhiệm vụ Về chính phủ số
- Nhiệm vụ Về kinh tế số và xã hội số
- Nhiệm vụ Về kinh phí thực hiện
Kế hoạch chuyển đổi số năm 2023 của Bộ Tài chính có những mục tiêu nào? 100% Bộ phận Một cửa sẽ ứng dụng công nghệ thông tin để giải quyết TTHC phải không? (Hình internet)
Nội dung cụ thể của các nhiệm vụ đã hoàn thành theo kế hoạch chuyển đổi số trong năm 2022 của Bộ Tài chính như thế nào?
Theo đó, mục II phần I Kế hoạch ban hành kèm Quyết định 776/QĐ-BTC năm 2023 đã có một số nhiệm vụ hoàn thành trong năm 2022 cụ thể như sau:
- Về nhận thức số:
+ Ngày chuyển đổi số: phê duyệt ngày chuyển đổi số lấy ngày 10/10 hàng năm (theo ngày chuyển đổi số quốc gia) làm ngày chuyển đổi số của Bộ Tài chính để đảm bảo tính nhất quán, tạo sự lan truyền hưởng ứng chung của ngày chuyển đổi số quốc gia.
+ Chia sẻ bài toán, sáng kiến, cách làm về chuyển đổi số
+ Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về Ngày Chuyển đổi số quốc gia trên kênh truyền thông "Chuyển đổi số quốc gia"
- Về thể chế chuyển đổi số:
+ Năm 2020, phê duyệt kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Tài chính đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
+ Năm 2022, Ban chỉ đạo chuyển đổi số đã tích cực giám sát, đôn đốc theo dõi các đơn vị thuộc Bộ Tài chính triển khai các nhiệm vụ về chuyển đổi số một cách có hiệu quả, đặc biệt là trong công tác chỉ đạo, điều hành...
+ Nghiên cứu, xây dựng Đề án đổi mới quy trình, nghiệp vụ ngành tài chính phù hợp với mô hình kinh tế số
- Về nền tảng số:
+ Nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu ngành Tài chính (FDXP) đảm bảo kết nối các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trong nội bộ, kết nối với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP).
+ Dự kiến tổ chức lựa chọn nhà thầu trong năm 2023.
- Về nhân lực số:
+ Ban hành Kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý về chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số đ triển khai khóa đào tạo bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cơ bản về chuyển đổi số
+Hoàn thành tổ chức đào tạo cho 20 lớp trên cả nước tại 9 Tỉnh/Thành phố (Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải phòng, Cầu Thơ, Thừa Thiên – Huế, Lào Cai, Thanh Hóa, Đắc Lắk, Khánh Hòa).
- Về hạ tầng số:
+ Triển khai hệ thống đám mây tại Bộ Tài chính và các đơn vị Tổng cục phục vụ cho các ứng dụng của Bộ, đơn vị Tổng cục (trừ các ứng dụng đặc thù).
-Về dữ liệu số
+ Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính đáp ứng nhu cầu về tiếp cận, khai thác thông tin, dữ liệu phục vụ cho công tác xây dựng chiến lược, hoạch định chính sách, quản lý và điều hành trong lĩnh vực tài chính, ngân sách, đảm bảo tính kịp thời, đầy đủ, công khai, minh bạch, phù hợp thông lệ quốc tế.
- Triển khai 10 CSDL chuyên ngành hoàn thành xây dựng và đưa vào triển khai sử dụng và 02 CSDL chuyên ngành hiện đang tổ chức hoàn thiện dự kiến hoàn thành trong năm 2023.
- Về an toàn thông tin:
+ Triển khai đủ 4 lớp an toàn thông tin theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ TTTT. Công tác xác định cấp độ an toàn hệ thống thông tin tại cơ quan Bộ đã cơ bản hoàn thành.
+ Năm 2022, tiếp nhận trên 100 cảnh báo an toàn thông tin từ BCA, Bộ TTTT, Viettel, các nhà sản xuất phần mềm, phần cứng CNTT...
- Về chính phủ số :
+ Triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi đảm bảo tuân thủ kiến trúc tổng thể hướng tới Bộ Tài chính số
+ Đồng thời hướng dẫn các đơn vị thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu theo định hướng của Chính phủ tại Nghị định số 47/2020/NĐ-CP quy định về kết nối chia sẻ dữ liệu trong cơ quan Nhà nước.
- Về kinh tế số và xã hội số:
+ Triển khai hóa đơn điện tử trên toàn quốc (63/63 Tỉnh/Thành) từ 21/04/2022 góp phần chuyển đổi cách thức phục vụ người dân, tạo thuận lợi, giảm chi phí, tăng năng suất hoạt động của doanh nghiệp; đẩy mạnh sự phát triển thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới
+ Kết quả đến hết ngày 30/6/2022, 100% doanh nghiệp, tổ chức và 100% hộ, cá nhân kinh doanh theo phương pháp kê khai đã chuyển đổi sang sử dụng hóa đơn điện tử.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.