Hướng dẫn xử lý hóa đơn có sai sót khi không kê khai giảm thuế GTGT cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT?

Hướng dẫn xử lý hóa đơn có sai sót khi không kê khai giảm thuế GTGT cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT? - Câu hỏi cùa chị Phi (Hà Nam)

Hướng dẫn xử lý hóa đơn có sai sót khi không kê khai giảm thuế GTGT 2023 cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT 2023?

Ngày 12 tháng 7 năm 2023, Tổng cục Thuế đã có Công văn 2897/TCT-CS năm 2023 hướng dẫn trường hợp Công ty đã lập hóa đơn và đã kê khai theo mức thuế suất GTGT chưa được giảm đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện được giảm thuế theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP thì Công ty thực hiện xử lý hóa đơn có sai sót theo quy định.

Cụ thể:

Công ty lập hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CPThông tư 78/2021/TT-BTC để điều chỉnh hoặc thay thế cho nhiều hóa đơn đã lập có sai sót của củng người mua hàng.

Tại nội dung “tên hàng hóa, dịch vụ” trên hóa đơn điện tử điều chỉnh hoặc thay thế các hóa đơn đã lập có sai sót liệt kê cụ thể ký hiệu mẫu số, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn, ngày tháng năm của tất cả các hóa đơn bị điều chỉnh hoặc thay thế (thể hiện bằng dòng chữ “điều chỉnh hoặc thay thế cho các hóa đơn: ký hiệu mẫu số..., ký hiệu hóa đơn...., số hóa đơn.., ngày... tháng... năm).

Xem toàn bộ Công văn 2897/TCT-CS năm 2023 tại đây.

Hướng dẫn xử lý hóa đơn có sai sót khi không kê khai giảm thuế GTGT cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT?

Hướng dẫn xử lý hóa đơn có sai sót khi không kê khai giảm thuế GTGT cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT?

Hướng dẫn xử lý khi xuất hóa đơn GTGT ghi sai mức thuế suất?

Căn cứ tại điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, người bán và người mua thỏa thuận với nhau để chọn 01 trong 02 cách giải quyết sau:

Cách 1: Lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót

- Bên bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót để gửi cho bên mua.

- Hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.

Nội dung cần ghi trên hóa đơn điều chỉnh: Với điều chỉnh tăng thì ghi dấu dương, với điều chỉnh giảm thì ghi dấu âm đúng với thực tế điều chỉnh.

Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới điều chỉnh cho hóa đơn đã lập có sai sót sau đó gửi cho người mua (đối với hóa đơn điện tử không có mã) hoặc gửi cho cơ quan thuế cấp mã và sau đó gửi cho người mua (đối với hóa đơn điện tử có mã).

Trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh sai sót thì 02 bên ghi rõ sai sót trong văn bản thỏa thuận. Trường hợp này không cần nộp Mẫu 04/SS-HĐĐT cho cơ quan thuế.

Cách 2: Lập hóa đơn điện tử mới thay thế

- Bên bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử có sai sót để gửi cho bên mua.

- Trường hợp bên bán và bên mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn thay thế cho hóa đơn ban đầu có sai sót 02 bên ghi rõ sai sót vào văn bản, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót.

Hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.

Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử đã lập có sai sót sau đó gửi cho người mua (đối với hóa đơn điện tử không có mã) hoặc gửi cho cơ quan thuế cấp mã và sau đó gửi cho người mua (đối với hóa đơn điện tử có mã).

Lập hóa đơn điều chỉnh, thay thế thì có phải gửi mẫu 04/SS-HĐĐT không?

Đối với trường hợp xử lý hóa đơn có sai sót theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP và quy định tại điểm a.1 khoản 3 Điều 22 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì người nộp thuế không phải gửi thông báo sai sót theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT đến cơ quan thuế, gồm:

- Điều chỉnh hóa đơn;

- Thay thế hóa đơn;

- Xử lý sai sót hóa đơn gửi Bảng tổng hợp mẫu 01/TH-HĐĐT

Thời điểm xác định thuế GTGT được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 8 Thông tư 219/2013/TT-BTC thì thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng:

- Đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

- Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Đối với dịch vụ viễn thông là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu về cước dịch vụ kết nối viễn thông theo hợp đồng kinh tế giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông nhưng chậm nhất không quá 2 tháng kể từ tháng phát sinh cước dịch vụ kết nối viễn thông.

- Đối với hoạt động cung cấp điện, nước sạch là ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ để ghi trên hóa đơn tính tiền.

- Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê là thời điểm thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng. Căn cứ số tiền thu được, cơ sở kinh doanh thực hiện khai thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ.

- Đối với xây dựng, lắp đặt, bao gồm cả đóng tàu, là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

- Đối với hàng hóa nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Tác giả Nguyễn Trần Hoàng Quyên Nguyễn Trần Hoàng Quyên Lưu bài viết
4,925 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào