Hướng dẫn bảo quản vật chứng, tài liệu, đồ vật theo Nghị định 142/2024 thế nào? Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật?
Hướng dẫn bảo quản vật chứng, tài liệu, đồ vật theo Nghị định 142/2024 thế nào?
Căn cứ tại Điều 15 Nghị định 142/2024/NĐ-CP có quy định về bảo quản vật chứng, tài liệu, đồ vật như sau:
- Vật chứng, tài liệu, đồ vật được bảo quản theo đúng quy định của pháp luật; được phân loại, sắp xếp gọn gàng, khoa học, tránh nhầm lẫn, thất lạc, hư hỏng, không để gây ô nhiễm môi trường, thuận lợi cho việc quản lý, nhập, xuất, bảo quản vật chứng, tài liệu, đồ vật.
- Tất cả vật chứng, tài liệu, đồ vật phải được bảo quản tại kho vật chứng và tài liệu, đồ vật, trừ những trường hợp sau đây:
+ Vật không thể đưa về kho vật chứng và tài liệu, đồ vật để bảo quản, đã được thuê nơi bảo quản hoặc giao cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp đồ vật, tài sản hoặc người thân thích của họ hoặc chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức nơi có vật cần bảo quản;
+ Vật là tài liệu như: giấy tờ, tranh, ảnh, phương tiện lưu trữ dữ liệu điện tử đã xếp vào hồ sơ vụ án và được giao cho người tiến hành tố tụng có thẩm quyền quản lý theo chế độ công tác hồ sơ;
+ Vật đã được giao cho cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng quản lý để phục vụ công tác điều tra, truy tố và xét xử;
+ Vật thuộc loại mau hỏng, khó bảo quản được chuyển cho cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật và chuyển tiền đến tài khoản tạm giữ của cơ quan có thẩm quyền tại Kho bạc Nhà nước để quản lý (nếu có);
+ Vật là tiền mặt hoặc ngoại tệ tiền mặt phải được giám định và gửi vào tài khoản tạm giữ của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng tại Kho bạc Nhà nước cùng cấp nơi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trụ sở. Tài sản quý, giấy tờ có giá, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ phải được giám định, niêm phong và gửi tại hệ thống Kho bạc Nhà nước cùng cấp nơi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trụ sở;
Vật là tiền mặt hoặc ngoại tệ tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ lưu dấu vết của tội phạm phải được giám định ngay khi thu thập, niêm phong (lập biên bản niêm phong đưa vào hồ sơ vụ án, vụ việc) và gửi tại hệ thống Kho bạc Nhà nước cùng cấp nơi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trụ sở;
+ Vật là vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, pháo nổ, pháo hoa, chất cháy thể lỏng, chất cháy thể khi được giám định, niêm phong và gửi tại kho vật chứng và tài liệu, đồ vật trong khu vực kho vũ khí, trang bị kỹ thuật thuộc Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh nơi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trụ sở;
+ Vật là chất độc được giám định, niêm phong và gửi tại các cơ sở quản lý về chuyên môn thuộc ngành Y tế, Quốc phòng, Công an, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Vật là chất phóng xạ, nguồn phóng xạ được giám định, niêm phong và gửi tại Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ;
+ Vật là động vật hoang dã được chuyển giao cơ quan quản lý chuyên ngành gửi tại các vườn thú, trung tâm cứu hộ động vật hoang dã, trung tâm cứu hộ bảo tồn quốc gia, cơ sở cứu hộ động vật rừng, vườn động vật, cơ sở nuôi động vật rừng có đủ điều kiện được cấp giấy phép bảo tồn đa dạng sinh học, cơ sở nghiên cứu khoa học, cơ sở giáo dục môi trường, bảo tàng chuyên ngành, ban quản lý rừng đặc dụng có cơ sở cứu hộ động vật ở gần hoặc nơi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trụ sở;
+ Vật là thực vật được gửi tại các cơ quan lâm nghiệp, trung tâm nghiên cứu, phát triển giống cây trồng; công ty lâm nghiệp, vườn thực vật, cơ sở trồng thực vật đủ điều kiện;
+ Vật là mẫu bệnh phẩm, chất lây nhiễm, vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng độc hại, mẫu máu, mô, bộ phận cơ thể người, vắc xin và các vật khác liên quan đến lĩnh vực y tế cần có điều kiện bảo quản đặc biệt được niêm phong và gửi tại các cơ sở chuyên môn theo quy định của ngành y tế.
- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao bảo quản vật chứng, tài liệu, đồ vật quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 142/2024/NĐ-CP có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận bảo quản ngay; cơ quan đã giao hoặc gửi vật chứng, tài liệu, đồ vật có trách nhiệm phối hợp để bảo quản vật chứng, tài liệu, đồ vật theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp do điều kiện khách quan mà vật chứng, tài liệu, đồ vật quy định tại Nghị định 142/2024/NĐ-CP chưa thể chuyển đến cơ quan quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật hoặc cơ quan chuyên trách theo quy định của pháp luật để bảo quản được thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tổ chức bảo quản.
Sau khi khắc phục điều kiện khách quan đó thì phải chuyển ngay cho cơ quan quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật hoặc cơ quan chuyên trách theo quy định của pháp luật để bảo quản.
Hướng dẫn bảo quản vật chứng, tài liệu, đồ vật theo Nghị định 142/2024 thế nào? Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật? (Hình từ internet)
Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật bao gồm những gì?
Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 142/2024/NĐ-CP có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật bao gồm:
- Xâm phạm, phá hủy cơ sở vật chất và các phương tiện, trang thiết bị bảo đảm an ninh, an toàn kho vật chứng và tài liệu, đồ vật.
- Nhập kho vật chứng và tài liệu, đồ vật đối với những vật không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
- Mang vật chứng, tài liệu, đồ vật ra khỏi kho vật chứng, tài liệu, đồ vật mà không được phép của cơ quan, người có thẩm quyền ra lệnh hoặc quyết định nhập, xuất vật chứng, tài liệu, đồ vật và cơ quan, người có thẩm quyền quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tiêu dùng, sử dụng trái phép, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, thêm, bớt, sửa đổi, làm mất mát, hư hỏng, hủy hoại, phá hủy niêm phong và có hành vi khác làm thay đổi hiện trạng vật chứng, tài liệu, đồ vật.
- Sử dụng kho vật chứng và tài liệu, đồ vật vào mục đích khác.
- Người, phương tiện không có nhiệm vụ vào kho vật chứng và tài liệu, đồ vật.
Bộ Công an có trách nhiệm gì trong quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật?
Căn cứ tại Điều 16 Nghị định 142/2024/NĐ-CP có quy định về trách nhiệm của Bộ Công an như sau:
- Chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật.
- Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định về quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật.
- Quy định tổ chức bộ máy quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật của Công an nhân dân; thành lập, giải thể, sáp nhập các kho vật chứng và tài liệu, đồ vật; quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật, mẫu thiết kế, trang thiết bị, phương tiện, kỹ thuật nghiệp vụ, các hạng mục công trình phụ trợ; biểu mẫu; cơ sở dữ liệu quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật; nội quy kho vật chứng và tài liệu, đồ vật của Công an nhân dân.
- Chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tiếp nhận, nhập, xuất, bảo quản vật chứng, tài liệu, đồ vật của cơ quan, người tiến hành tố tụng của Công an nhân dân, Viện kiểm sát; cơ quan, người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Công an, Hải quan, Kiểm lâm, Kiểm ngư, trừ trường hợp vật chứng, tài liệu, đồ vật quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 142/2024/NĐ-CP.
- Chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương thực hiện đúng quy định của pháp luật về quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật của Công an nhân dân.
- Xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, tập huấn cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân làm nhiệm vụ quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật.
- Sơ kết, tổng kết, báo cáo, thống kê Nhà nước về quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật.
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật của Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.
*Nghị định 142/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/1/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.