Hoạt động thu xếp khách nước ngoài chào lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam diễn ra như thế nào? Bố trí gác tiêu binh danh dự trong trường hợp nào?

Hoạt động thu xếp khách nước ngoài chào lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam diễn ra như thế nào? Bố trí gác tiêu binh cảnh vệ trong trường hợp nào? Câu hỏi của chị Ngô đến từ Hà Nam.

Hoạt động thu xếp khách nước ngoài chào lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam diễn ra như thế nào?

Căn cứ tại Điều 32 Nghị định 18/2022/NĐ-CP quy định hoạt động thu xếp khách nước ngoài chào lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam diễn ra như sau:

- Cơ quan chủ quản thu xếp cho khách nước ngoài chào lãnh đạo Đảng thông qua Ban Đối ngoại Trung ương Đảng; chào Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước thông qua Văn phòng Chủ tịch nước; chào Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ thông qua Văn phòng Chính phủ; chào Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội thông qua Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội.

- Cơ quan chủ quản thu xếp cho khách nước ngoài chào lãnh đạo Đảng, Nhà nước có trách nhiệm thông báo Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan kết quả các cuộc tiếp để phối hợp triển khai thực hiện.

- Bộ Ngoại giao làm đầu mối, thông qua Ban Đối ngoại Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ và Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội tham mưu, kiến nghị và thu xếp để lãnh đạo Đảng, Nhà nước tiếp các Đại sứ và Trưởng Đại diện.

Hoạt động thu xếp khách nước ngoài chào lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam diễn ra như thế nào? Bố trí gác tiêu binh danh dự trong trường hợp nào?

Hoạt động thu xếp khách nước ngoài chào lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam diễn ra như thế nào? Bố trí gác tiêu binh danh dự trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Thành phần tiễn và đón lãnh đạo cấp cao đi thăm, dự hội nghị quốc tế ở nước ngoài được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 34 Nghị định 18/2022/NĐ-CP quy định thành phần tiễn và đón Đoàn tại sân bay được quy định như sau:

- Thường trực Ban Bí thư hoặc Ủy viên Bộ Chính trị tiễn và đón Tổng Bí thư.

- Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước tiễn và đón Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước.

- Bộ trưởng, Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ tiễn và đón Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ.

- Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội và Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội tiễn và đón Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội.

- Lãnh đạo Ban Đối ngoại Trung ương hoặc lãnh đạo Văn phòng Trung ương Đảng tiễn và đón Thường trực Ban Bí thư.

Cơ quan nào có thẩm quyền ký, quyệt Thư, điện mừng, điện chia buồn, thăm hỏi của lãnh đạo cấp cao?

Căn cứ tại Điều 35 Nghị định 18/2022/NĐ-CP quy định về ký, quyệt Thư, điện mừng, điện chia buồn, thăm hỏi của lãnh đạo cấp cao như sau:

- Bộ Ngoại giao chủ trì kiến nghị và dự thảo thư, điện mừng, điện chia buồn, thăm hỏi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội.

- Ban Đối ngoại Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao kiến nghị, trình Tổng Bí thư duyệt điện mừng, thăm hỏi của Tổng Bí thư gửi Nguyên thủ một số nước, Người đứng đầu một số Đảng có quan hệ đặc biệt.

- Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội phối hợp Bộ Ngoại giao kiến nghị, trình Chủ tịch Quốc hội duyệt, ký thư mừng, thăm hỏi, chia buồn gửi Người đứng đầu Nghị viện các nước có quan hệ đặc biệt.

Bố trí gác tiêu binh danh dự trong trường hợp nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 33 Nghị định 18/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Tiêu binh danh dự
1. Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Bộ Công an thu xếp bố trí gác tiêu binh danh dự khi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội tiếp khách nước ngoài từ cấp Bộ trưởng và tương đương trở lên, Trưởng Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam. Đối với các sự kiện quốc tế có sự tham dự của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thực hiện theo đề án tổ chức được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với thành phần khách nước ngoài khác, gác tiêu binh danh dự khi có yêu cầu của cấp có thẩm quyền.
2. Vị trí, số lượng tiêu binh danh dự trong đội hình tiêu binh danh dự phù hợp với đặc điểm địa hình của từng địa điểm triển khai.
3. Bố trí gác tiêu binh danh dự khi lãnh đạo Đảng và Nhà nước tiếp khách nước ngoài chỉ thực hiện tại các trụ sở của cơ quan cấp trung ương, Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Nhà khách Chính phủ tại Hà Nội và Dinh Thống Nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Vị trí gác tiêu binh danh dự phù hợp với đặc điểm địa hình của từng địa điểm triển khai; các vị trí cơ bản bao gồm sảnh chính và cổng chính của trụ sở, mỗi vị trí có hai tiêu binh danh dự.

Như vậy theo quy định trên Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Bộ Công an thu xếp bố trí gác tiêu binh danh dự khi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội tiếp khách nước ngoài từ cấp Bộ trưởng và tương đương trở lên, Trưởng Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam.

Đối với các sự kiện quốc tế có sự tham dự của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thực hiện theo đề án tổ chức được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Đối với thành phần khách nước ngoài khác, gác tiêu binh danh dự khi có yêu cầu của cấp có thẩm quyền.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

921 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào