Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt năm 2024 đối với hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu gồm những gì?
- Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt năm 2024 đối với hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu gồm những gì?
- Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu là gì?
- Nội dung thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu gồm những gì?
- Hồ sơ mời thầu đối với lựa chọn nhà thầu có những nội dung gì?
Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt năm 2024 đối với hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 129 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu trong đấu thầu lựa chọn nhà thầu gồm những nội dung sau:
- Tờ trình đề nghị phê duyệt hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu của bên mời thầu;
- Dự thảo hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
- Quyết định phê duyệt dự án (nếu có), quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
- Tài liệu khác có liên quan.
Như vậy, tổ chức, cá nhân trình thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu cần lập hồ sơ có những nội dung trên.
Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt năm 2024 đối với hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu gồm những gì?
Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu là gì?
Căn cứ tại khoản 19, 20, 21, 22 Điều 4 Luật Đấu thầu 2023 giải thích hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu như sau:
- Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức đấu thầu rộng rãi có bước mời quan tâm, sơ tuyển, bao gồm các yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm đối với nhà thầu làm căn cứ để bên mời thầu lựa chọn danh sách nhà thầu trúng sơ tuyển, danh sách nhà thầu có hồ sơ quan tâm được đánh giá đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời quan tâm.
Trường hợp lựa chọn nhà đầu tư, hồ sơ mời quan tâm là toàn bộ tài liệu sử dụng cho dự án cần xác định số lượng nhà đầu tư quan tâm theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về quản lý ngành, lĩnh vực, bao gồm yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm đối với nhà đầu tư.
- Hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển là toàn bộ tài liệu do nhà thầu lập và nộp cho bên mời thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển. Trường hợp lựa chọn nhà đầu tư, hồ sơ đăng ký thực hiện dự án là toàn bộ tài liệu do nhà đầu tư lập và nộp theo yêu cầu của hồ sơ mời quan tâm.
- Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, dự án đầu tư kinh doanh làm căn cứ để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu.
- Hồ sơ yêu cầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, đàm phán giá, bao gồm các yêu cầu cho gói thầu, làm căn cứ để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ đề xuất và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ đề xuất
Nội dung thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu gồm những gì?
Theo khoản 2 Điều 129 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định nội dung thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu gồm:
- Kiểm tra các tài liệu là căn cứ để lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
- Kiểm tra sự phù hợp về nội dung của hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu so với quy mô, mục tiêu, phạm vi công việc, thời gian thực hiện của dự án, dự toán mua sắm, gói thầu; so với hồ sơ thiết kế, dự toán của gói thầu, yêu cầu về đặc tính, thông số kỹ thuật của hàng hóa (nếu có); so với biên bản trao đổi giữa bên mời thầu với các nhà thầu tham dự thầu trong giai đoạn một (đối với gói thầu áp dụng phương thức hai giai đoạn); so với quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan;
- Xem xét về những ý kiến khác nhau (nếu có) giữa tổ chức, cá nhân tham gia lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
- Các nội dung liên quan khác.
Hồ sơ mời thầu đối với lựa chọn nhà thầu có những nội dung gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 44 Luật Đấu thầu 2023 quy định hồ sơ mời thầu đối với lựa chọn nhà thầu gồm:
- Chỉ dẫn nhà thầu, tùy chọn mua thêm (nếu có);
- Bảng dữ liệu đấu thầu;
- Tiêu chuẩn đánh giá về tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu; năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu; kỹ thuật; tài chính, thương mại; uy tín của nhà thầu thông qua việc tham dự thầu, thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó và chất lượng hàng hóa tương tự đã sử dụng.
Trường hợp sử dụng nhà thầu phụ đặc biệt, hồ sơ mời thầu phải nêu rõ phạm vi công việc và yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu phụ đặc biệt;
- Biểu mẫu mời thầu và dự thầu;
- Phạm vi cung cấp, yêu cầu về kỹ thuật, điều khoản tham chiếu;
- Điều kiện và biểu mẫu hợp đồng;
- Các hồ sơ, bản vẽ và nội dung khác (nếu có).
Ngoài ra, hồ sơ mời thầu nêu được xuất xứ theo nhóm nước, vùng lãnh thổ. Trường hợp gói thầu thuộc quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 23 Luật Đấu thầu 2023 đáp ứng đủ điều kiện áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy định tại khoản 3 Điều 23 Luật Đấu thầu 2023 nhưng người có thẩm quyền quyết định áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh để lựa chọn nhà thầu thì hồ sơ mời thầu được quy định về xuất xứ, nhãn hiệu của hàng hóa.
Đồng thời, không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng, nếu vi phạm nội dung này sẽ bị coi là vô hiệu, không phải là căn cứ để đánh giá hồ sơ dự thầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.