Hành vi không ký biên bản kiểm toán, không chấp hành quyết định kiểm toán nhà nước bị xử phạt hành chính như thế nào?

Tôi muốn hỏi mức xử phạt hành chính đối với hành vi không ký biên bản kiểm toán, không chấp hành quyết định kiểm toán nhà nước là bao nhiêu? - câu hỏi của anh Hùng (Phú Yên)

Mức xử phạt hành chính đối với hành vi không ký biên bản kiểm toán, không chấp hành quyết định kiểm toán nhà nước là bao nhiêu?

Căn cứ theo Điều 11 Pháp lệnh 04/2023/UBTVQH15 quy định mức xử phạt hành chính đối với hành vi không ký biên bản kiểm toán, không chấp hành quyết định kiểm toán như sau:

Mức xử phạt hành chính

Hành vi

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

Hành vi không ký biên bản kiểm toán theo quy định của Tổng Kiểm toán nhà nước.

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng

Hành vi không chấp hành quyết định kiểm toán.

Lưu ý: Mức xử phạt hành chính nêu trên được áp dụng cho cá nhân, đối với tổ chức thì mức phạt được nhân đôi.

Mức xử phạt hành chính đối với hành vi không ký biên bản kiểm toán, không chấp hành quyết định kiểm toán nhà nước?

Hành vi không ký biên bản kiểm toán, không chấp hành quyết định kiểm toán nhà nước bị xử phạt hành chính như thế nào? (Hình từ Internet)

Ai có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Pháp lệnh 04/2023/UBTVQH15 quy định người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước như sau:

- Kiểm toán viên nhà nước;

- Tổ trưởng Tổ kiểm toán;

- Phó Trưởng đoàn kiểm toán;

- Trưởng đoàn kiểm toán;

- Kiểm toán trưởng.

Thủ tục lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Pháp lệnh 04/2023/UBTVQH15 quy định như sau:

Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước
...
2. Việc lập biên bản vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 58 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Căn cứ theo Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi khoản 29 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) quy định thủ tục lập biên bản vi phạm hành chính như sau:

(1) Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012

(2) Biên bản vi phạm hành chính phải được lập tại nơi xảy ra hành vi vi phạm hành chính. Trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản hoặc địa điểm khác thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.

(3) Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký, trừ trường hợp biên bản được lập theo quy định tại khoản 7 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012

Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã nơi xảy ra vi phạm hoặc của ít nhất 01 người chứng kiến xác nhận việc cá nhân, tổ chức vi phạm không ký vào biên bản;

Trường hợp không có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã hoặc của người chứng kiến thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.

(4) Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản; trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản và các tài liệu khác phải được chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản, trừ trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa.

(5) Trường hợp biên bản vi phạm hành chính có sai sót hoặc không thể hiện đầy đủ, chính xác các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 và khoản 4 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì phải tiến hành xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 59 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 để làm căn cứ ra quyết định xử phạt.

Việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính được lập thành biên bản xác minh. Biên bản xác minh là tài liệu gắn liền với biên bản vi phạm hành chính và được lưu trong hồ sơ xử phạt.

(6) Biên bản vi phạm hành chính có thể được lập, gửi bằng phương thức điện tử đối với trường hợp cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thông tin.

(7) Biên bản vi phạm hành chính phải được lập đúng nội dung, hình thức, thủ tục theo quy định của Luật này và là căn cứ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trừ trường hợp xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, khoản 2 Điều 63 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 và trường hợp Luật Quản lý thuế 2019 có quy định khác.

Có các hình thức xử phạt chính nào trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước?

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Pháp lệnh 04/2023/UBTVQH15 quy định như sau:

Hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Các biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng trong xử phạt vi phạm hành chính đối với lĩnh vực kiểm toán nhà nước bao gồm:
a) Buộc cải chính thông tin, tài liệu, dữ liệu có nội dung sai lệch, không chính xác hoặc không trung thực;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp (nếu có) do thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước.

Theo như quy định trên, có 2 hình thức xử phạt chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước bao gồm:

- Cảnh cáo;

- Phạt tiền

Pháp lệnh 04/2023/UBTVQH15 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/5/2023.

Kiểm toán Nhà nước Tải về trọn bộ các văn bản Kiểm toán Nhà nước hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Phòng Quản trị thuộc Văn phòng Kiểm toán nhà nước có những nhiệm vụ gì trong công tác quản lý cơ sở vật chất của Kiểm toán nhà nước?
Pháp luật
Thời gian tiếp nhận thông tin thông qua đường dây nóng của Kiểm toán nhà nước? Nguyên tắc quản lý, sử dụng đường dây nóng?
Pháp luật
Xử lý thế nào khi thông tin tiếp nhận thông qua đường dây nóng không thuộc thẩm quyền giải quyết của Kiểm toán nhà nước?
Pháp luật
Tiếp nhận và xử lý thông tin qua đường dây nóng của Kiểm toán nhà nước được thực hiện theo chế độ nào?
Pháp luật
Thông tin phản ánh qua đường dây nóng của Kiểm toán nhà nước bắt buộc phải sử dụng bằng tiếng Việt?
Pháp luật
Số điện thoại đường dây nóng của Kiểm toán nhà nước là gì? Điện thoại đường dây nóng hoạt động ngoài giờ hành chính như thế nào?
Pháp luật
Mẫu phiếu đề xuất xử lý thông tin qua đường dây nóng của Kiểm toán nhà nước là mẫu nào? Tải mẫu về ở đâu?
Pháp luật
Đường dây nóng của Kiểm toán nhà nước là gì? Nguyên tắc quản lý, sử dụng? Việc tiếp nhận và xử lý thông tin được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Nội dung cuộc gọi, tin nhắn qua số điện thoại đường dây nóng của Kiểm toán Nhà nước có bắt buộc phải ghi âm, lưu trữ?
Pháp luật
Tiêu cực trong hoạt động thanh tra, kiểm toán là gì? 22 hành vi tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động thanh tra, kiểm toán nhà nước?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kiểm toán Nhà nước
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
1,013 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kiểm toán Nhà nước

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kiểm toán Nhà nước

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào