Hạn mức giao đất ở, điều kiện tách thửa đất ở tại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc được quy định như thế nào?

Tôi có một thắc mắc như sau, tôi có một thửa đất ở tại tỉnh Vĩnh Phúc. Tôi muốn tách một phần đất ở tạo thành 2 mảnh đất khác nhau. Cho tôi hỏi tỉnh Vĩnh Phúc quy định ít nhất bao nhiêu m2 thì được tách thửa đất ở? Hạn mức giao đất ở là bao nhiêu, điều kiện nào được tách thửa? Mong được ban biên tập trả lời. Xin chân thành cảm ơn.

Hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân tỉnh Vĩnh Phúc là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 10 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 42/2014/QĐ-UBND (được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Quyết định 28/2016/QĐ-UBND), hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân tỉnh Vĩnh Phúc được quy định như sau:

(1) Đối với khu vực nông thôn:

- Các xã khu vực đồng bằng tối đa không quá 200 m2;

- Các xã khu vực trung du tối đa không quá 300 m2;

- Các xã khu vực miền núi tối đa không quá 400 m2.

(2) Đối với khu vực đô thị:

- Đối với khu vực thuộc phường tối đa không quá 120 m2;

- Đối với khu vực thị trấn đồng bằng tối đa không quá 150 m2;

- Đối với khu vực thị trấn trung du, miền núi tối đa không quá 180 m2.

(3) Hạn mức giao đất ở quy định tại Khoản 1 Khoản 2 Điều này không áp dụng đối với các dự án phát triển nhà ở thương mại theo quy hoạch, các dự án đấu giá quyền sử dụng đất để xây dựng nhà ở đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Hạn mức giao đất ở, điều kiện để được tách thửa đất tại tỉnh Vĩnh Phúc được quy định như thế nào?

Hạn mức công nhận đất ở khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất tỉnh Vĩnh Phúc là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 11 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 42/2014/QĐ-UBND (sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Quyết định 28/2016/QĐ-UBND), hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân tỉnh Vĩnh Phúc được quy định như sau:

* Trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được hình thành từ ngày 18 tháng 12 năm 1980 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và người đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đaiĐiều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai (Nghị định 43/2014/NĐ-CP) mà trong giấy tờ đó không ghi rõ diện tích đất ở thì diện tích đất ở được công nhận khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau:

- Hộ gia đình có từ bốn (04) nhân khẩu trở xuống đang sinh sống trên thửa đất thì được công nhận bằng 01 lần hạn mức tối đa giao đất ở theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 10 Bản quy định này; từ nhân khẩu thứ năm (05) thì mỗi khẩu được tính như sau:

+ Khu vực đô thị 30m2/nhân khẩu;

+ Các xã khu vực đồng bằng 50m2/nhân khẩu;

+ Các xã khu vực trung du 75m2/nhân khẩu;

+ Các xã khu vực miền núi 100m2/nhân khẩu.

- Số nhân khẩu trong hộ gia đình đang sinh sống trên thửa đất phải có tên trong cùng một sổ hộ khẩu, có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng (cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi) theo quy định của pháp luật tại thời điểm đề nghị cấp Giấy chứng nhận.

Trường hợp đặc biệt do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định;

- Hạn mức công nhận diện tích đất ở quy định tại Điểm a Khoản này không vượt quá diện tích của thửa đất mà hộ gia đình đó đang sử dụng.

* Trường hợp thửa đất có nhà ở, công trình xây dựng khác gắn liền với đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai và Điều 18 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP nhưng đã sử dụng ổn định trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 thì diện tích đất ở được xác định theo hạn mức quy định tại Khoản 1 Điều này.

Trường hợp diện tích đất xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ đời sống lớn hơn hạn mức công nhận đất ở thì diện tích đất ở được công nhận theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 20 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

* Trường hợp đất có nhà ở, công trình xây dựng đã sử dụng ổn định kể từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất và không vi phạm pháp luật đất đai thì diện tích đất ở được xác định bằng hạn mức giao đất ở mới (xác định mức tối đa) quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 10 Bản quy định này.

Trường hợp diện tích đất xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ đời sống lớn hơn hạn mức công nhận đất ở thì diện tích đất ở được công nhận theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 20 Nghị định định số 43/2014/NĐ-CP.

* Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trong các trường hợp quy định tại khoản 2 và 3 Điều này mà đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

Diện tích tối thiểu và điều kiện để được tách thửa đất ở tỉnh Vĩnh Phúc là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 12 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 42/2014/QĐ-UBND (sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Quyết định 28/2016/QĐ-UBND), diện tích chia, tách thửa đất ở tối thiểu và điều kiện chia, tách thửa đất được quy định như sau:

- Diện tích chia, tách thửa đất ở tối thiểu trên địa bàn tỉnh là ba mươi (30) mét vuông.

- Điều kiện chia, tách thửa đất ở:

Hộ gia đình, cá nhân chỉ được chuyển nhượng, tặng cho, chia tách thửa đất ở để hình thành thửa mới mà không có sự nhập thửa giữa các thành viên trong hộ gia đình, hoặc giữa những hộ gia đình, cá nhân với nhau thì diện tích thửa đất mới hình thành sau khi chia tách phải đảm bảo các điều kiện sau:

+ Có chiều rộng mặt tiền và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng (đường giới hạn cho phép xây dựng công trình trên thửa đất) từ ba (03) mét trở lên và diện tích không nhỏ hơn ba mươi (30) mét vuông;

+ Trường hợp khi chia tách thửa đất có hình thành đường giao thông thì đường giao thông đó phải có mặt cắt ngang ≥ 1,5 mét và diện tích, kích thước thửa đất sử dụng để xây dựng nhà ở phải đảm bảo đủ điều kiện tại Khoản 1 Điều này;

+ Đối với khu vực đã có quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được cấp có thẩm quyền phê duyệt và có quy chế quản lý hoạt động xây dựng hay quy chế quản lý quy hoạch thì việc tách thửa phải tuân thủ quy hoạch chi tiết được duyệt;

+ Trường hợp đặc biệt do Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định.

Các trường hợp không được phép tách thửa đất tỉnh Vĩnh Phúc?

Căn cứ Điều 12 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 42/2014/QĐ-UBND (sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Quyết định 28/2016/QĐ-UBND), trường hợp không được phép tách thửa đất được quy định như sau:

- Thửa đất thuộc khu vực đã có thông báo thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

- Thửa đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật

Như vậy, diện tích tối thiểu sau khi tách thửa đất ở tỉnh Vĩnh Phúc là 30m2. Ngoài điều kiện về diện tích tối thiểu được phép tách thửa, đất tách thửa không được thuộc trường hợp không được phép tách thửa theo quy định pháp luật.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

14,196 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào