Giải ngân kinh phí thực hiện các nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp Hội Việt Nam như thế nào?
- Quy định chung về quản lý ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp Hội Việt Nam là gì?
- Giải ngân kinh phí thực hiện các nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp Hội Việt Nam như thế nào?
- Xử lý ngân sách cuối năm và quyết toán ngân sách nhà nước hằng năm thực hiện các nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp Hội Việt Nam như thế nào?
Quy định chung về quản lý ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp Hội Việt Nam là gì?
Căn cứ tại Điều 8 Thông tư 11/2015/TT-BTC quy định về quản lý ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp Hội Việt Nam như sau:
- Nhà nước bố trí dự toán chi sự nghiệp khoa học và công nghệ thuộc ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp Hội Việt Nam và Liên hiệp hội địa phương theo phân cấp ngân sách.
- Kinh phí chi cho công tác quản lý hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội và các nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp Hội Việt Nam và các hội ngành toàn quốc được bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp hội địa phương được bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước giao cho các Liên hiệp hội địa phương.
- Trường hợp Liên hiệp Hội Việt Nam ký hợp đồng với Liên hiệp hội địa phương thực hiện nhiệm vụ thì Liên hiệp Hội Việt Nam có trách nhiệm bố trí kinh phí trong dự toán chi ngân sách của mình và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để chuyển giao cho Liên hiệp hội địa phương thực hiện.
- Liên hiệp Hội Việt Nam và Liên hiệp hội địa phương chịu trách nhiệm quản lý, hướng dẫn các tổ chức và cá nhân sử dụng kinh phí đúng mục đích, đúng chế độ, có hiệu quả, đảm bảo quyết toán kinh phí được cấp theo các quy định hiện hành,
Giải ngân kinh phí thực hiện các nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp Hội Việt Nam như thế nào?
Căn cứ tại Điều 10 Thông tư 11/2015/TT-BTC quy định việc giải ngân kinh phí thực hiện các nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp Hội Việt Nam được thực hiện như sau:
- Mở tài khoản và tiếp nhận kinh phí:
+ Kinh phí cho các nhiệm vụ do Liên hiệp Hội Việt Nam và Liên hiệp hội địa phương trực tiếp thực hiện và kinh phí quản lý nhiệm vụ, hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội được cấp thông qua tài khoản dự toán của đơn vị.
+ Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do các hội ngành toàn quốc, các tổ chức khoa học và công nghệ thực hiện, nhiệm vụ do Liên hiệp hội địa phương thực hiện theo đặt hàng của Liên hiệp Hội Việt Nam được cấp thông qua tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch.
- Kiểm soát chi đối với nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội:
+ Tạm ứng kinh phí: căn cứ hợp đồng công việc được ký kết, Liên hiệp Hội Việt Nam và Liên hiệp hội địa phương rút dự toán để tạm ứng kinh phí thực hiện và cấp cho tổ chức chủ trì tối đa không quá 70% dự toán nhiệm vụ được giao trong năm thực hiện.
+ Thanh toán tạm ứng và thanh toán thực chi: sau khi nhiệm vụ đã hoàn thành khối lượng công việc trong năm kế hoạch, tổ chức chủ trì gửi bảng kê thanh toán và chứng từ gốc để đối chiếu.
- Liên hiệp Hội Việt Nam và Liên hiệp hội địa phương xác nhận khối lượng công việc đã hoàn thành và thực hiện đối chiếu kinh phí đề nghị thanh toán; gửi hồ sơ thanh toán tạm ứng và thanh toán thực chi cho Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch. Hồ sơ thanh toán, bao gồm: giấy đề nghị thanh toán, bảng kê thanh toán, bản xác nhận khối lượng công việc đã hoàn thành.
- Kiểm soát chi đối với kinh phí quản lý nhiệm vụ, hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội: thực hiện theo quy định hiện hành như đối với đơn vị dự toán cấp 3.
Giải ngân kinh phí thực hiện các nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp Hội Việt Nam như thế nào? (Hình từ Internet)
Xử lý ngân sách cuối năm và quyết toán ngân sách nhà nước hằng năm thực hiện các nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp Hội Việt Nam như thế nào?
Căn cứ tại Điều 11 Thông tư 11/2015/TT-BTC quy định xử lý ngân sách cuối năm và quyết toán ngân sách nhà nước hằng năm thực hiện các nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp Hội Việt Nam như sau:
- Đối với các đề tài, đề án đang trong thời gian thực hiện:
+ Số dư dự toán, dư tạm ứng của các đề tài, đề án trong thời gian thực hiện được cấp có thẩm quyền giao được chuyển sang ngân sách năm sau chi tiếp theo chế độ quy định (cơ quan có thẩm quyền không phải xét duyệt).
+ Số kinh phí đã giải ngân, thực hiện quyết toán kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
- Đối với các đề tài, đề án kết thúc thời gian thực hiện:
+ Liên hiệp Hội Việt Nam và Liên hiệp hội địa phương có trách nhiệm xét duyệt quyết toán kinh phí thực hiện các đề tài, đề án và tổng hợp vào báo cáo quyết toán hằng năm gửi cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định theo quy định.
+ Hồ sơ, chứng từ chi tiêu của các đề tài, đề án được lập, quản lý, lưu trữ tại các tổ chức chủ trì theo đúng quy định.
- Đối với kinh phí quản lý nhiệm vụ, hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội: thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.