Đề thi giữa kì 1 lớp 10 môn Văn kèm đáp án năm học 2024 2025 cho học sinh và giáo viên tham khảo? Đề kiểm tra Ngữ Văn 10 giữa kì 1?

Đề thi giữa kì 1 lớp 10 môn Văn kèm đáp án năm học 2024 2025 cho học sinh và giáo viên tham khảo? Đề kiểm tra Ngữ Văn 10 giữa kì 1?

Đề thi giữa kì 1 lớp 10 môn Văn kèm đáp án năm học 2024 2025 cho học sinh và giáo viên tham khảo? Đề kiểm tra Ngữ Văn 10 giữa kì 1?

Đề thi giữa kì 1 lớp 10 môn Văn kèm đáp án năm học 2024 2025 cho học sinh và giáo viên tham khảo (Đề kiểm tra Ngữ Văn 10 giữa kì 1) như sau:

Đề thi giữa kì 1 lớp 10 môn Văn kèm đáp án năm học 2024 2025 cho học sinh và giáo viên tham khảo (Đề kiểm tra Ngữ Văn 10 giữa kì 1)

ĐỀ 1

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

THƠ DUYÊN (Xuân Diệu)

Chiều mộng hoà thơ trên nhánh duyên,

Cây me ríu rít cặp chim chuyền.

Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá,

Thu đến - nơi nơi động tiếng huyền.


Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu,

Lả lả cành hoang nắng trở chiều.

Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn,

Lần đầu rung động nỗi thương yêu.


Em bước điềm nhiên không vướng chân,

Anh đi lững đững chẳng theo gần.

Vô tâm - nhưng giữa bài thơ dịu,

Anh với em như một cặp vần.


Mây biếc về đâu bay gấp gấp,

Con cò trên ruộng cánh phân vân.

Chim nghe trời rộng giang thêm cánh,

Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần.


Ai hay tuy lặng bước thu êm,

Tuy chẳng băng nhân gạ tỏ niềm.

Trông thấy chiều hôm ngơ ngẩn vậy,

Lòng anh thôi đã cưới lòng em.

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?

A. Biểu cảm B. Nghị luận C. Tự sự D. Miêu tả

Câu 2. Từ “Lả lả” thuộc từ loại nào?

A. Danh từ B. Động từ C. Trạng từ D. Tính từ

Câu 3. Những hình ảnh nào gợi lên vẻ đẹp thơ mộng của “con đường”?

A. Đầy hoa cỏ, cành cây, nắng lá...

B. Đầy hoa cỏ, những cánh bướm xinh

C. Đầy hoa cỏ, bầu trời xanh

D. Con đường nhỏ, nắng lá ngập tràn

Câu 4. Ý nào sau đây thể hiện đúng tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ ?

A. Buồn mênh mông B. Buồn nhẹ nhàng, xa vắng

C. Tình cảm trong sáng D. Lưu luyến, tiếc nuối

Câu 5. Từ “duyên” trong nhan đề được hiểu như thế nào?

A. Có duyên, thơ mộng B. Duyên tình đôi lứa

C. Duyên trời định D. Thơ mộng, hữu tình, hữu ý

Câu 6. Khổ thơ thứ 3 có sử dụng biện pháp tu từ nào?

A. Ẩn dụ. B. Hoán dụ. C. So sánh. D. Nhân hóa.

Câu 7. Ý nào khái quát nội dung chính của văn bản?

A. Bức tranh mùa thu đầy thơ mộng

B. Kí ức tuổi thơ tươi đẹp gắn với con đường đi học.

C. Kí ức về những ngày đầu của mối tình đầu

D. Vẻ đẹp chiều thu và duyên tình trong sáng thuở ban đầu.

Câu 8. Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ “Lòng anh thôi đã cưới lòng em”

A. Làm nổi bật sự lãng mạn của tác giả.

B. Tăng cảm xúc cho cả bài thơ

C. Cách nói tế nhị của tác giả.

D. Khẳng định sự táo bạo, quyết liệt của tác giả

Câu 9. Nhận xét về sự thay đổi sắc thái khác nhau của bức tranh thiên nhiên được thể hiện qua các khổ thơ.

Câu 10. Xác định chủ thể trữ tình và nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

II. VIẾT (4,0 điểm)

Anh/chị hãy trình bày cảm nhận về vẻ đẹp bức tranh trong bài thơ, từ đó nêu tình cảm của mình trước vẻ đẹp cuộc sống.

...Xem tiếp...

TẢI VỀ ĐỀ 1

ĐỀ 2

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

VỊNH TIẾN SĨ GIẤY (BÀI 2)

Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai.

Cũng gọi ông nghè có kém ai.

Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng(1),

Nét son điểm rõ mặt văn khôi(2).

Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ?

Cái giá khoa danh ấy mới hời(3)!

Ghế tréo, lọng xanh ngồi bảnh choẹ,

Nghĩ rằng đồ thật, hoá đồ chơi!

(Nguyễn Khuyến, Dẫn theo https://www.thivien.net)

(1) giáp bảng: bảng đề tên từ học vị Tiến sĩ trở lên.

(2) văn khôi: đầu làng văn. Ở đây chỉ người đỗ đạt cao.

(3) hời: giá rẻ.

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 8:

Câu 1. Bài thơ được làm theo thể thơ nào?

A. Thất ngôn bát cú Đường luật

B. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

C. Ngũ ngôn bát cú Đường luật

D. Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật

Câu 2. Có thể chia bố cục bài thơ theo những cách nào?

A. Bốn phần (mỗi phần 2 câu) hoặc hai phần (2 câu đầu và 6 câu cuối)

B. Bốn phần (mỗi phần 2 câu) hoặc hai phần (6 câu đầu và 2 câu cuối)

C. Hai phần (mỗi phần 4 câu) hoặc bốn phần (mỗi phần 2 câu)

D. Ba phần (3 câu đầu, 3 câu tiếp và 2 câu cuối) hoặc ba phần (2 câu đầu, 2 câu tiếp và 4 câu cuối)

Câu 3. Phép đối trong bài thơ xuất hiện ở những cặp câu nào?

A. 1 – 2 và 3 – 4

B. 3 – 4 và 5 – 6

C. 5 – 6 và 7 – 8

D. 1 – 2 và 7 – 8

Câu 4. Trường hợp nào không phải là đối tượng miêu tả và châm biếm trong bài thơ?

A. Những người đỗ tiến sĩ bằng tài năng thực sự và đem cái tài của mình ra phục vụ cho đất nước.

B. Chính con người tác giả với thân phận éo le và tình cảnh trớ trêu của ông.

C. Những đồ chơi hình ông tiến sĩ làm bằng giấy cùng một ít phẩm màu xanh đỏ, dành cho trẻ em trong dịp tết Trung thu.

D. Những kẻ mang danh khoa bảng mà không có thực chất, luôn vênh vang không biết liêm sỉ.

Câu 5. Nét nghĩa nào phù hợp với từ “cũng” (được lặp lại bốn lần) trong hai câu đầu bài Vịnh tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyến?

A. Như mọi trường hợp thông thường, mặc dù hoàn cảnh, điều kiện trong trường hợp nêu ra là khác thường.

B. Như những trường hợp tương tự, theo nhận định chủ quan của người nói (dùng để làm cho lời nói bớt vẻ khẳng định).

C. Đồng thời diễn ra trong một hoàn cảnh, điều kiện.

D. Không khác, so với trường hợp nêu ra hoặc so với những trường hợp thông thường, hay là với trước kia.

Câu 6. Hàm ý của hai câu thực trong bài thơ là gì?

A. Nói về sự màu mè, lòe loẹt của những ông “tiến sĩ đồ chơi”.

B. Nói về sự sang trọng, quý phái của những ông nghè “thật”.

C. Nói về giá trị xoàng xĩnh của những ông nghè “thật”.

D. Nói về sự danh giá, cao quý của những ông nghè “thật”.

Câu 7. Nội dung của câu thơ kết bài là gì?

A. Tác giả cho rằng những ông nghè thật chỉ đáng là đồ chơi cho trẻ con.

B. Nêu lên một phát hiện của nhà thơ về bản chất của những ông tiến sĩ giấy.

C. Nêu lên sự nhầm lẫn của tác giả khi quan sát những ông tiến sĩ giấy.

D. Tác giả lột trần thực chất trống rỗng của những người mua danh ông nghè.

Câu 8. Nhận định nào không đúng mục đích của tác giả Nguyễn Khuyến khi sáng tác bài thơ?

A. Tự cười về sự bất lực của mình trước những đòi hỏi của thời cuộc.

B. Châm biếm, phê phán tệ mua quan bán tước đương thời.

C. Chỉ ra mâu thuẫn giữa cái danh và cái thực trong những ông tiến sĩ thật.

D. Phê phán việc triều đình bấy giờ không chọn đúng người hiền tài.

Câu 9. Qua bài thơ, anh / chị cảm nhận được điều gì về vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Khuyến? Trả lời trong khoảng 5 - 7 dòng.

Câu 10. Từ bài thơ, anh/ chị rút ra được bài học gì cho bản thân? Trả lời trong khoảng 5 – 7 dòng.

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Vấn đề “danh” và “thực” trong cuộc sống hiện nay như thế nào? Hãy nêu suy nghĩ của anh/chị về vấn đề này.

...Xem tiếp...

TẢI VỀ ĐỀ 2

TẢI VỀ ĐỀ 3

TẢI VỀ ĐỀ 4

Thông tin mang tính chất tham khảo.

Đề thi giữa kì 1 lớp 10 môn Văn kèm đáp án năm học 2024 2025 cho học sinh và giáo viên tham khảo? Đề kiểm tra Ngữ Văn 10 giữa kì 1?

Đề thi giữa kì 1 lớp 10 môn Văn kèm đáp án năm học 2024 2025 cho học sinh và giáo viên tham khảo? Đề kiểm tra Ngữ Văn 10 giữa kì 1? (Hình từ Internet)

Mục tiêu chung môn Ngữ Văn trong chương trình giáo dục phổ thông thế nào?

Căn cứ theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình môn Ngữ Văn có nêu rõ mục tiêu chung môn Ngữ Văn trong chương trình giáo dục phổ thông như sau:

- Hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách và phát triển cá tính.

Môn Ngữ văn giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung quanh, thấu hiểu con người, có đời sống tâm hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn; có tình yêu đối với tiếng Việt và văn học; có ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc, góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị văn hoá Việt Nam; có tinh thần tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và khả năng hội nhập quốc tế.

- Góp phần giúp học sinh phát triển các năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Đặc biệt, môn Ngữ văn giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học: rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe; có hệ thống kiến thức phổ thông nền tảng về tiếng Việt và văn học, phát triển tư duy hình tượng và tư duy logic, góp phần hình thành học vấn căn bản của một người có văn hoá; biết tạo lập các văn bản thông dụng; biết tiếp nhận, đánh giá các văn bản văn học nói riêng, các sản phẩm giao tiếp và các giá trị thẩm mĩ nói chung trong cuộc sống.

Thực hiện nhiệm vụ chung giáo dục trung học năm học 2024 2025 thế nào?

Căn cứ theo Mục A Công văn 3935/BGDĐT-GDTrH năm 2024 đề ra nhiệm vụ chung cho giáo dục trung học năm học 2024 2025 như sau:

(1) Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CT GDPT 2018) đối với tất cả các khối lớp, trong đó tập trung chuẩn bị tốt các điều kiện triển khai CT GDPT 2018 đối với lớp 9, lớp 12 bảo đảm hoàn thành chương trình năm học và nâng cao chất lượng giáo dục trung học. Chuẩn bị tổ chức đánh giá tổng kết việc triển khai thực hiện CT GDPT 2018 giai đoạn 2020-2025.

(2) Thực hiện hiệu quả các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; đa dạng hóa hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục tích hợp phát triển các kỹ năng cho học sinh; thúc đẩy và nâng cao chất lượng giáo dục STEM, giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và sau trung học phổ thông.

(3) Chú trọng thực hiện công tác phát triển mạng lưới trường, lớp; tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học bảo đảm yêu cầu triển khai CT GDPT 2018; nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

(4) Tập trung phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục bảo đảm chất lượng thực hiện CT GDPT 2018; chú trọng công tác tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên.

(5) Thực hiện hiệu quả việc quản lý giáo dục, quản trị trường học; bảo đảm dân chủ, kỷ cương, nền nếp, chất lượng và hiệu quả trong các cơ sở giáo dục trung học; tổ chức tốt các phong trào thi đua. Tăng cường công tác tư vấn, hướng dẫn, giám sát, thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền.

(6) Triển khai thực hiện hiệu quả, thiết thực chuyển đổi số trong dạy học và quản lý giáo dục; tập trung thực hiện chuyển đổi số trong quản lý kết quả học tập và rèn luyện của học sinh.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Minh Hiếu Lưu bài viết
1,613 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào