Danh sách cơ sở KCB nhận đăng ký KCB BHYT ban đầu quý IV 2024 tại Thành phố Hồ Chí Minh ra sao?

Danh sách cơ sở KCB nhận đăng ký KCB BHYT ban đầu quý IV 2024 tại Thành phố Hồ Chí Minh ra sao?

Danh sách cơ sở KCB nhận đăng ký KCB BHYT ban đầu quý IV 2024 tại Thành phố Hồ Chí Minh?

Ngày 20/9/2024, BHXH TPHCM ban hành Thông báo 700/TB-BHXH năm 2024 tại đây về Danh sách cơ sở KCB nhận đăng ký KCB BHYT ban đầu quý IV 2024.

- Người tham gia BHYT là trẻ em dưới 6 tuổi, người có công, người già trên 80 tuổi, người được quản lý, bảo vệ sức khỏe theo Hướng dẫn 52HD/BTCTW được đăng ký nơi KCB BHYT ban đầu theo nguyện vọng (theo quy định tại Khoản 2, Điều 9, Thông tư 40/2015/TT-BYT).

- Viên chức, người lao động của bệnh viện được đăng ký nơi KCB BHYT ban đầu tại bệnh viện nơi làm việc để tạo điều kiện thuận lợi về chăm sóc sức khoẻ và tiết kiệm chi phí đi lại cho người tham gia.

- Các đối tượng khác đăng ký KCB BHYT ban đầu theo Danh sách các cơ sở KCB BHYT nhận đăng ký KCB ban đầu của quý IV năm 2024 (Phụ lục 1 đính kèm). Tại đây

- Người nước ngoài đăng ký KCB BHYT ban đầu theo Danh sách các cơ sở KCB BHYT nhận đăng ký KCB BHYT ban đầu cho người nước ngoài (Phụ lục 2 đính kèm Thông báo 7472/TB-BHXH ngày 20/12/2023). Tại đây

Trên đây là thông tin Danh sách cơ sở KCB nhận đăng ký KCB BHYT ban đầu quý IV 2024.

Danh sách cơ sở KCB nhận đăng ký KCB BHYT ban đầu quý IV 2024 tại Thành phố Hồ Chí Minh?

Danh sách cơ sở KCB nhận đăng ký KCB BHYT ban đầu quý IV 2024 tại Thành phố Hồ Chí Minh? (Hình từ Internet)

Cơ sở đăng ký khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu cần phải đáp ứng những điều kiện nào?

Tại Điều 7 Thông tư 40/2015/TT-BYT quy định về điều kiện của cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu như sau:

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.

- Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh phải có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 3 Thông tư 40/2015/TT-BYT nếu chưa có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh thì phải có đủ điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, bảo đảm đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh thông thường và xử trí cấp cứu ban đầu, cung ứng, cấp phát thuốc trong phạm vi hoạt động chuyên môn theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

- Phòng khám bác sĩ gia đình tư nhân độc lập: Có đủ điều kiện theo quy định của Bộ Y tế về điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám bác sĩ gia đình tư nhân độc lập.

- Riêng đối với Phòng khám đa khoa thì phải có ít nhất 02 (hai) chuyên khoa nội và ngoại; Đối với phòng khám đa khoa có khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em, ngoài 02 (hai) chuyên khoa trên, phải có chuyên khoa nhi.

Hành vi nào bị nghiêm cấm trong việc khám chữa bệnh?

Tại Điều 7 Luật Khám bệnh chữa bệnh 2023 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh:

- Xâm phạm quyền của người bệnh.

- Từ chối hoặc cố ý chậm cấp cứu người bệnh, trừ trường hợp quy định tại Điều 40 Luật Khám bệnh chữa bệnh 2023.

- Khám bệnh, chữa bệnh mà không đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 19 Luật Khám bệnh chữa bệnh 2023

- Khám bệnh, chữa bệnh không đúng phạm vi hành nghề hoặc phạm vi hoạt động được cơ quan có thẩm quyền cho phép, trừ trường hợp cấp cứu hoặc thực hiện khám bệnh, chữa bệnh theo huy động, điều động của cơ quan có thẩm quyền khi xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp.

- Hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ngoài thời gian, địa điểm đã đăng ký hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi là đăng ký hành nghề), trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 36 Luật Khám bệnh chữa bệnh 2023.

- Không tuân thủ quy định về chuyên môn kỹ thuật; áp dụng phương pháp, kỹ thuật chuyên môn, sử dụng thiết bị y tế chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

- Kê đơn, chỉ định sử dụng thuốc chưa được cấp phép lưu hành theo quy định của pháp luật về dược trong khám bệnh, chữa bệnh.

- Có hành vi nhũng nhiễu trong khám bệnh, chữa bệnh.

- Kê đơn thuốc, chỉ định thực hiện các dịch vụ kỹ thuật, thiết bị y tế, gợi ý chuyển người bệnh tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác hoặc có hành vi khác nhằm trục lợi.

- Tẩy xóa, sửa chữa hồ sơ bệnh án nhằm làm sai lệch thông tin về khám bệnh, chữa bệnh hoặc lập hồ sơ bệnh án giả hoặc lập hồ sơ bệnh án và các giấy tờ khống khác về kết quả khám bệnh, chữa bệnh.

- Người hành nghề bán thuốc dưới mọi hình thức, trừ các trường hợp sau đây:

+ Bác sỹ y học cổ truyền, y sỹ y học cổ truyền, lương y bán thuốc cổ truyền.

+ Người có bài thuốc gia truyền bán thuốc theo bài thuốc gia truyền thuộc quyền sở hữu của mình đã được đăng ký.

- Sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác, ma túy, thuốc lá tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc trong khi khám bệnh, chữa bệnh.

- Sử dụng hình thức mê tín, dị đoan trong khám bệnh, chữa bệnh.

- Từ chối tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh khi có thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp theo quyết định huy động, điều động của cơ quan, người có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 47 Luật Khám bệnh chữa bệnh 2023.

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Không có giấy phép hoạt động;

+ Đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động;

+ Không đúng phạm vi hoạt động chuyên môn cho phép, trừ trường hợp cấp cứu hoặc thực hiện khám bệnh, chữa bệnh theo quyết định huy động, điều động của cơ quan, người có thẩm quyền khi xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp.

- Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn giấy phép hành nghề hoặc giấy phép hoạt động.

- Lợi dụng hình ảnh, tư cách của người hành nghề để phát ngôn, tuyên truyền, khuyến khích người bệnh sử dụng phương pháp khám bệnh, chữa bệnh chưa được công nhận.

- Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người hành nghề và người khác làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc phá hoại, hủy hoại tài sản của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Ngăn cản người bệnh thuộc trường hợp bắt buộc chữa bệnh vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc cố ý thực hiện bắt buộc chữa bệnh đối với người không thuộc trường hợp bắt buộc chữa bệnh.

- Quảng cáo vượt quá phạm vi hành nghề hoặc vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; lợi dụng kiến thức y học để quảng cáo gian dối về khám bệnh, chữa bệnh.

- Đăng tải các thông tin mang tính quy kết về trách nhiệm của người hành nghề, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi xảy ra sự cố y khoa mà chưa có kết luận của cơ quan có thẩm quyền.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

58 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào