Danh mục thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện bắt buộc kiểm định mới áp dụng từ 15/8/2023 gồm những gì?
Thông tư 07/2023/TT-BTTTT sửa đổi Thông tư 08/2020/TT-BTTTT về Danh mục và Quy trình kiểm định thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện bắt buộc kiểm định do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành ngày 30/06/2023.
Khái niệm thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện là gì?
Căn cứ tại Điều 3 Luật Viễn thông 2009 quy định về khái niệm sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Viễn thông là việc gửi, truyền, nhận và xử lý ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng thông tin khác bằng đường cáp, sóng vô tuyến điện, phương tiện quang học và phương tiện điện từ khác.
2. Thiết bị viễn thông là thiết bị kỹ thuật, bao gồm phần cứng và phần mềm, được dùng để thực hiện viễn thông.
...
Và tại Điều 3 Luật Tần số vô tuyến điện 2009 quy định về khái niệm sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tần số vô tuyến điện là tần số của sóng vô tuyến điện.
Sóng vô tuyến điện là sóng điện từ có tần
...
7. Đài vô tuyến điện là một hoặc tổ hợp thiết bị vô tuyến điện, bao gồm cả thiết bị phụ trợ kèm theo được triển khai để thực hiện nghiệp vụ vô tuyến điện. Đài vô tuyến điện được phân loại theo nghiệp vụ mà đài vô tuyến điện đó hoạt động thường xuyên hoặc tạm thời.
Như vậy khái niệm thiết bị viễn thông là thiết bị kỹ thuật, bao gồm:
+ Phần cứng và phần mềm
+ Được dùng để thực hiện viễn thông.
- Còn đài vô tuyến điện là một hoặc tổ hợp thiết bị vô tuyến điện, bao gồm
+ Cả thiết bị phụ trợ kèm theo được triển khai để thực hiện nghiệp vụ vô tuyến điện.
+ Đài vô tuyến điện được phân loại theo nghiệp vụ mà đài vô tuyến điện đó hoạt động thường xuyên hoặc tạm thời.
Chính thức có danh mục thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện bắt buộc kiểm định mới áp dụng từ 15/8/2023? (Hình internet)
Những hành vi bị cấm khi sử dụng tần số vô tuyến điện?
Tại Điều 9 Luật Tần số vô tuyến điện 2009 quy định về những hành vi bị cấm:
- Sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện nhằm chống lại Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; làm phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
- Sử dụng tần số vô tuyến điện dành riêng cho mục đích cấp cứu, an toàn, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, quốc phòng, an ninh vào mục đích khác.
- Cản trở cơ quan, tổ chức, người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, kiểm soát tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh.
- Cố ý gây nhiễu có hại, cản trở trái pháp luật hoạt động của hệ thống thông tin vô tuyến điện.
- Phá hoại cơ sở hạ tầng kỹ thuật vô tuyến điện; cản trở trái pháp luật việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật vô tuyến điện hợp pháp.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm pháp luật về tần số vô tuyến điện.
Như vậy, có 06 hành vi bị cấm khi sử dụng tần số vô tuyến điện nêu trên.
Chính thức có danh mục thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện bắt buộc kiểm định mới áp dụng từ 15/8/2023?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 1 Thông tư 07/2023/TT-BTTTT quy định:
- Thay thế Phụ lục số 01 về Danh mục thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện bắt buộc kiểm định tại Thông tư 08/2020/TT-BTTTT ngày 13 tháng 4 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông bằng Phụ lục số 01 về Danh mục thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện bắt buộc kiểm định kèm theo Thông tư này
Cụ thể, dẫn chiếu Phụ lục số 01 Danh mục thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện bắt buộc kiểm định ban hành kèm theo Thông tư 07/2023/TT-BTTTT như sau:
Số TT | Tên thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện | Chu kỳ kiểm định (năm) | Quy chuẩn kỹ thuật áp dụng |
1. | Trạm gốc điện thoại di động mặt đất công cộng (1) | 5(3) | QCVN 8:2022/BTTTT |
2. | Đài phát thanh (2) | 5(3) | QCVN 78:2014/BTTTT |
3. | Đài truyền hình (2) | 5(3) | QCVN 78:2014/BTTTT |
Ghi chú:
- (1) Áp dụng đối với các trạm gốc điện thoại di động mặt đất công cộng mà trong bán kính 100 m (tính từ điểm bất kỳ nào thuộc chân cột ăng ten của trạm gốc đó) có công trình xây dựng trong đó có người sinh sống, làm việc và có hiệu độ cao của mép dưới thấp nhất của các ăng ten và độ cao tính tới nóc, mặt bằng cao nhất của các công trình xây dựng này nhỏ hơn 28 m.
- (2) Áp dụng đối với các đài phát thanh, đài truyền hình có công suất phát cực đại từ 150 w trở lên.
- (3) Chu kỳ kiểm định được tính từ ngày cấp Giấy chứng nhận kiểm định.
Như vậy, danh mục thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện bắt buộc kiểm định tại Thông tư 08/2020/TT-BTTTT được thay thế tại Thông tư 07/2023/TT-BTTTT như sau:
- Trạm gốc điện thoại di động mặt đất công cộng: Chu kỳ kiểm định 05 năm; Quy chuẩn kỹ thuật áp dụng QCVN 8:2022/BTTTT;
- Đài phát thanh: Chu kỳ kiểm định 05 năm; Quy chuẩn kỹ thuật áp dụng QCVN 78:2014/BTTTT;
- Đài truyền hình: Chu kỳ kiểm định 05 năm; Quy chuẩn kỹ thuật áp dụng QCVN 78:2014/BTTTT.
Ghi chú với danh mục thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện bắt buộc kiểm định:
- Trạm gốc điện thoại di động mặt đất công cộng: Áp dụng đối với các trạm gốc điện thoại di động mặt đất công cộng mà trong bán kính 100 m (tính từ điểm bất kỳ nào thuộc chân cột ăng ten của trạm gốc đó) có công trình xây dựng trong đó có người sinh sống, làm việc và có hiệu độ cao của mép dưới thấp nhất của các ăng ten và độ cao tính tới nóc, mặt bằng cao nhất của các công trình xây dựng này nhỏ hơn 28 m.
- Đài phát thanh: Áp dụng đối với các đài phát thanh, đài truyền hình có công suất phát cực đại từ 150 w trở lên.
- Đài truyền hình: Chu kỳ kiểm định được tính từ ngày cấp Giấy chứng nhận kiểm định.
Thông tư 07/2023/TT-BTTTT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.