Cưỡi ngựa Paralympics 2024 thi đấu như thế nào? Việt Nam có thi đấu môn cưỡi ngựa Paralympics 2024 không?

Cưỡi ngựa Paralympics 2024 thi đấu như thế nào? Việt Nam có thi đấu môn cưỡi ngựa Paralympics 2024 không?

Cưỡi ngựa Paralympics 2024 thi đấu như thế nào? Việt Nam có thi đấu môn cưỡi ngựa Paralympics 2024 không?

Xem thêm: Cưỡi ngựa Paralympics 2024 thi đấu vào thời gian nào?

Lịch thi đấu Đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam tại Thế vận hội Người khuyết tật Paralympic 2024 như sau:

Theo lịch trên Việt Nam sẽ không tham gia thi đấu môn cưỡi ngựa Paralympics 2024.

Cưỡi ngựa Paralympics 2024 thi đấu như sau:

Chiều 7/9, các VĐV sẽ thi đấu tại chung kết nội dung đua tự do cưỡi ngựa Paralympic 2024.

Tại Paralympic 2024, mỗi tay đua có thể thi đấu tại 3 nội dung khác nhau là thi cá nhân, thi đồng đội, thi tự do.

Môn cưỡi ngựa được đưa vào Paralympic lần đầu tiên năm 1996. Đây là sự kiện đua ngựa danh giá nhất thế giới, chỉ sau Olympic.

Cưỡi ngựa là môn duy nhất tại Paralympic mà các VĐV thi đấu cùng đồng đội là động vật sống.

Ở môn đua ngựa, các VĐV nam sẽ thi đấu cùng các VĐV nữ. Họ được ban tổ chức sắp xếp vào 5 hạng đấu khác nhau, tùy thuộc vào mức độ khiếm khuyết của cơ thể. Ủy ban Paralympic các nước sẽ tự phân hạng đấu cho các tay đua của họ.

Ban tổ chức cho phép các thí sinh thi Paralympic môn đua ngựa sử dụng chiếc dây cương đặc biệt, có dạng xoắn, dễ dàng cho việc cầm nắm.

Phần yên ngựa của các VĐV Paralympic cũng được thiết kế riêng, có nhiều chỗ hơn và ưu tiên tối đa khả năng giữ thăng bằng. Công ty chuyển sản xuất yên ngựa giành cho người khuyết tật là Superacor Inc.

*Lưu ý: Nội dung nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Cưỡi ngựa Paralympics 2024 thi đấu như thế nào?

Cưỡi ngựa Paralympics 2024 thi đấu như thế nào? (Hình từ Internet)

Thế vận hội dành cho người khuyết tật Paralympics 2024 kết thúc vào ngày nào?

Tại Nội dung phong trào thi đua yêu nước ngành văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 ban hành kèm theo Quyết định 192/QĐ-BVHTTDL năm 2024 có nêu:

8. Nâng cao hiệu quả, đổi mới mô hình hoạt động, cách thức quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về thể dục, thể thao, phát triển thể thao chuyên nghiệp toàn diện, bền vững. Tiếp tục đẩy mạnh Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; Chương trình Bơi an toàn phòng, chống tai nạn đuối nước trẻ em và Đề án tổng thể Phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030. Chuẩn bị lực lượng tham dự Đại hội Thể thao trong nhà và Võ thuật lần thứ 6 (AIMAG6) tại Thái Lan; Thế vận hội Olympic lần thứ 33 và Thế vận hội Người khuyết tật Paralympic lần thứ 17 tại Pháp.

Như vậy theo nội dung nêu trên thì thế vận hội Người khuyết tật Paralympic 2024 lần thứ 17 được tổ chức tại Pháp.

Thế vận hội dành cho người khuyết tật 2024 bắt đầu lúc 23h ngày 28/8. Thế vận hội người khuyết tật Paralympic Paris 2024 diễn ra từ ngày 28/8-9/9 tại thủ đô Paris, Pháp.

Theo đó, thế vận hội dành cho người khuyết tật 2024 diễn ra trong 12 ngày bắt đầu từ 23h ngày 28/8/2024 và kết thúc vào ngày 9/9/2024.

VĐV tham dự thế vận hội dành cho người khuyết tật 2024 được hưởng chế độ bồi dưỡng bao nhiêu tiền?

Căn cứ điểm e khoản 2 Điều 1 Thông tư 86/2020/TT-BTC quy định như sau:

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này quy định nội dung và mức chi để thực hiện chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với huấn luyện viên thể thao thành tích cao (sau đây gọi là huấn luyện viên), vận động viên thể thao thành tích cao (sau đây gọi là vận động viên).
2. Đối tượng áp dụng: Huấn luyện viên, vận động viên tập trung tập huấn và thi đấu tại:
a) Đội tuyển quốc gia;
b) Đội tuyển trẻ quốc gia;
c) Đội tuyển cấp ngành; đội tuyển trẻ cấp ngành;
d) Đội tuyển tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là đội tuyển cấp tỉnh); Đội tuyển trẻ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là đội tuyển trẻ cấp tỉnh);
đ) Các giải thể thao thành tích cao quy định tại Điều 37 Luật Thể dục thể thao năm 2006 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2018;
e) Đại hội thể thao người khuyết tật thế giới (sau đây gọi là Paralympic Games).

Căn cứ theo điểm b khoản 3 Điều 3 Thông tư 86/2020/TT-BTC quy định như sau:

Nội dung và mức chi thực hiện chế độ dinh dưỡng
...
3. Mức chi đặc thù khác đối với huấn luyện viên, vận động viên:
a) Huấn luyện viên, vận động viên được triệu tập vào các đội tuyển thể thao quốc gia để chuẩn bị tham dự Đại hội Thể thao Đông Nam Á, Đại hội thể thao châu Á và Đại hội thể thao Olympic được hưởng chế độ dinh dưỡng 480.000 đồng/người/ngày trong thời gian không quá 90 ngày;
b) Huấn luyện viên, vận động viên được triệu tập vào các đội tuyển thể thao quốc gia và có khả năng giành huy chương vàng tại Đại hội thể thao châu Á, giành huy chương vàng tại Đại hội thể thao Olympic trẻ, có khả năng đạt chuẩn tham dự Đại hội thể thao Olympic và huấn luyện viên, vận động viên tham dự Paralympic Games được hưởng chế độ dinh dưỡng 640.000 đồng/người/ngày;
c) Danh sách huấn luyện viên, vận động viên được hưởng chế độ quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 Thông tư này theo quyết định của Bộ Trưởng Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch;
d) Trong thời gian hưởng mức chi đặc thù khác quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư này, huấn luyện viên, vận động viên không được hưởng mức chi chế độ dinh dưỡng quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư này.

Như vậy, vận động viên tham dự Thế vận hội dành cho người khuyết tật Paralympic Games thì các vận động viên sẽ được hưởng chế độ dinh dưỡng 640.000 đồng/người/ngày.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

824 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào