Cơ quan, tổ chức, cá nhân được phép tự do chia sẻ sử dụng dữ liệu mở từ ngày 01/7/2024 đúng không?
Cơ sở dữ liệu dùng chung trong cơ quan nhà nước gồm có những cơ sở dữ liệu nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 40 Luật Giao dịch điện tử 2023, quy định như sau:
Quản lý dữ liệu, cơ sở dữ liệu dùng chung
1. Dữ liệu trong cơ quan nhà nước được tổ chức thống nhất, được phân cấp quản lý theo trách nhiệm quản lý của cơ quan nhà nước nhằm thúc đẩy giao dịch điện tử; được chia sẻ phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước, người dân, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
2. Cơ sở dữ liệu dùng chung trong cơ quan nhà nước bao gồm cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu của Bộ, ngành, địa phương.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì cơ sở dữ liệu dùng chung trong cơ quan nhà nước bao gồm các cơ sở dữ liệu sau:
- Cơ sở dữ liệu quốc gia
- Cơ sở dữ liệu của Bộ, ngành, địa phương
Cơ quan, tổ chức, cá nhân được phép tự do chia sẻ sử dụng dữ liệu mở từ ngày 01/7/2024 đúng không? (Hình từ internet)
Từ ngày 01/7/2024, cơ quan, tổ chức, cá nhân được phép tự do sao chép, chia sẻ, trao đổi, sử dụng dữ liệu mở đúng không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 43 Luật Giao dịch điện tử 2023, quy định như sau:
Dữ liệu mở của cơ quan nhà nước
1. Dữ liệu mở của cơ quan nhà nước là dữ liệu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố rộng rãi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân tự do sử dụng, tái sử dụng, chia sẻ. Cơ quan nhà nước công bố dữ liệu mở để cơ quan, tổ chức, cá nhân tự do sử dụng, tái sử dụng, chia sẻ nhằm thúc đẩy giao dịch điện tử, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số và xã hội số.
2. Dữ liệu mở phải toàn vẹn và phản ánh đầy đủ thông tin do cơ quan nhà nước cung cấp, được cập nhật mới nhất, có khả năng truy cập và sử dụng trên mạng Internet, bảo đảm khả năng thiết bị số có thể gửi, nhận, lưu trữ và xử lý được, tuân thủ định dạng mở và miễn phí.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được tự do truy cập sử dụng dữ liệu mở, không yêu cầu khai báo định danh khi khai thác, sử dụng dữ liệu mở.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được phép tự do sao chép, chia sẻ, trao đổi, sử dụng dữ liệu mở hoặc kết hợp dữ liệu mở với dữ liệu khác; sử dụng dữ liệu mở vào sản phẩm, dịch vụ thương mại hoặc phi thương mại của mình, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải trích dẫn, ghi nhận thông tin sử dụng dữ liệu mở trong sản phẩm, dịch vụ, tài liệu liên quan có sử dụng dữ liệu mở.
6. Cơ quan nhà nước không chịu trách nhiệm về bất kỳ thiệt hại nào của cơ quan, tổ chức, cá nhân phát sinh do việc sử dụng dữ liệu mở gây ra.
7. Chính phủ quy định chi tiết về dữ liệu mở và điều kiện bảo đảm thực hiện quy định tại Điều này.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì từ ngày 01/7/2024 cơ quan, tổ chức, cá nhân được phép tự do sao chép, chia sẽ, trao đổi dữ liệu mở theo quy định.
Trách nhiệm của cơ quan nhà nước về việc kết nối, chia sẻ dữ liệu như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Luật Giao dịch điện tử 2023, quy định như sau:
Kết nối, chia sẻ dữ liệu
1. Cơ quan nhà nước có trách nhiệm bảo đảm khả năng sẵn sàng kết nối, chia sẻ dữ liệu cho cơ quan, tổ chức, cá nhân, phục vụ giao dịch điện tử bao gồm:
a) Nhân lực thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu bao gồm nguồn nhân lực tại chỗ đang thực hiện quản lý, vận hành các hệ thống thông tin hoặc nhân lực khác có liên quan trong cơ quan nhà nước; trường hợp nhân lực tại chỗ không đáp ứng được thì được thuê chuyên gia;
b) Dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng ngân sách nhà nước để xây dựng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trong cơ quan nhà nước phải có hạng mục phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu. Trường hợp không có hạng mục này, phải có thuyết minh chứng minh về việc không có hoạt động kết nối, chia sẻ dữ liệu trong quá trình vận hành, khai thác;
c) Ban hành và công bố công khai quy chế khai thác, sử dụng dữ liệu đối với cơ sở dữ liệu thuộc thẩm quyền quản lý;
d) Áp dụng biện pháp bảo đảm an toàn thông tin mạng, an ninh mạng, bảo mật dữ liệu trong quá trình kết nối, chia sẻ dữ liệu theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, cơ quan nhà nước có trách nhiệm bảo đảm khả năng sẵn sàng kết nối, chia sẻ dữ liệu cho cơ quan, tổ chức, cá nhân, phục vụ cho giao dịch điện tử như sau:
- Nhân lực thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu bao gồm nguồn nhân lực tại chỗ đang thực hiện quản lý, vận hành các hệ thống thông tin hoặc nhân lực khác có liên quan trong cơ quan nhà nước; trường hợp nhân lực tại chỗ không đáp ứng được thì được thuê chuyên gia;
- Dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng ngân sách nhà nước để xây dựng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trong cơ quan nhà nước phải có hạng mục phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu.
Trường hợp không có hạng mục này, phải có thuyết minh chứng minh về việc không có hoạt động kết nối, chia sẻ dữ liệu trong quá trình vận hành, khai thác;
- Ban hành và công bố công khai quy chế khai thác, sử dụng dữ liệu đối với cơ sở dữ liệu thuộc thẩm quyền quản lý;
- Áp dụng biện pháp bảo đảm an toàn thông tin mạng, an ninh mạng, bảo mật dữ liệu trong quá trình kết nối, chia sẻ dữ liệu theo quy định của pháp luật.
Luật Giao dịch điện tử 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.
Luật Giao dịch điện tử 2005 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp quy định tại Điều 53 Luật Giao dịch điện tử 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.