Chương trình bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2022: Đối tượng tham gia, thời lượng chương trình, nội dung bài giảng như thế nào?
Các mục tiêu của chương trình bồi dưỡng nhận thức về Đảng?
Căn cứ quy định tại Mục 1, Mục 2 Phần I Hướng dẫn 61-HD/BTGTW năm 2022 mục tiêu chung và cụ thể của chương trình bồi dưỡng nhận thức về Đảng.
Thứ nhất: Mục tiêu chung
- Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả của công tác bồi dưỡng lý luận chính trị, góp phần nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực, phong cách làm việc khoa học đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.
Thứ hai: Mục tiêu cụ thể
- Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản, cốt lõi nhất về Đảng Cộng sản Việt Nam; về Cương lĩnh xây dựng đất nước qua các thời kỳ; về Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam. Người học phải nắm vững và có khả năng vận dụng kiến thức, quan điểm, đường lối của Đảng vào thực tiễn công tác và trong cuộc sống; xây dựng động cơ vào Đảng đúng đắn, tích cực rèn luyện và phấn đấu để trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Củng cố, nâng cao lòng yêu nước; tôn trọng và tuân thủ nghiêm túc Hiến pháp và pháp luật; có ý thức phục vụ cộng đồng; chủ động, tự giác và có trách nhiệm trong công việc; cần, kiệm, liêm, chính; tích cực tham gia bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia, xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Căn quy định Phần II Hướng dẫn 61-HD/BTGTW năm 2022 về đối tượng, thời lượng của chương trình bồi dưỡng nhận thức về Đảng như sau:
Thứ nhất: Đối tượng
- Chương trình dành cho người có nguyện vọng muốn tìm hiểu về Đảng, tự giác gia nhập Đăng, được các cơ quan, đoàn thể công nhận là người ưu tú, được quần chúng tín nhiệm và giới thiệu để tổ chức đảng xem xét, bồi dưỡng kết nạp Đảng,
- Đối tượng dự học, phải có trình độ học vấn từ trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên. Đối với người dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo... có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương (cấp ủy địa phương có hướng dẫn cụ thể...).
Thứ hai: Thời lượng chương trình bồi dưỡng
- Trong quá trình tổ chức học tập, có thể tổ chức chuyên đề hoặc tham quan thực tế: tham quan bảo tàng, nhà truyền thống; di tích lịch sử cách mạng, những nhân tố mới, những điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước...
- Ngoài 05 bài quy định thống nhất chung, tùy theo đối tượng, yêu cầu và điều kiện của địa phương, cơ sở có thể báo cáo thêm các chuyên đề hoặc tổ chức tham quan thực tế.
Như vậy, mục tiêu chung, cụ thể của chương trình bồi dưỡng nhận thức về Đảng, đối tượng và thời lượng của chương trình bồi dưỡng nhận thức về Đảng được quy định như trên.
Chương trình bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2022: Đối tượng tham gia, thời lượng chương trình, nội dung bài giảng như thế nào?
Tài liệu, hình thức và phương pháp tổ chức lớp học về dưỡng nhận thức về Đảng như thế nào?
Căn cứ Mục 1, Mục 2 Phần III Hướng dẫn 61-HD/BTGTW năm 2022 quy định tài liệu, hình thức và phương pháp tổ chức lớp học về dưỡng nhận thức về Đảng được quy định như sau:
Thứ nhất: Tài liệu
- Tài liệu học tập chính thức: 05 bài trong cuốn “Tài liệu bồi dưỡng Nhận thức về Đảng”, xuất bản năm 2022.
- Tài liệu tham khảo cần đọc:
+ Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung phát triển năm 2011).
+ Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Các chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Mình trong giai đoạn 2016 - 2022 do Ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn.
+ Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Ban Chấp hành Trung ương về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh".
Thứ hai: Hình thức, phương pháp và tổ chức lớp học
- Giảng viên cần nắm chắc đặc điểm của đối tượng học viên để lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng cụ thể. Chọn một số nội dung trong tài liệu để đi sâu phân tích, làm rõ, kết hợp giảng bài với tổ chức thảo luận, trao đổi kinh nghiệm giữa các học viên cho phù hợp và thiết thực; có thể lựa chọn một số phần để học viên tự học, tự nghiên cứu, không nhất thiết phải giảng dạy tất cả các nội dung trong bài.
- Tổ chức học tập theo lớp; tập trung lên lớp nghe giảng, thảo luận, giải đáp thắc mắc; viết bản thu hoạch, đánh giá kết quả qua bản thu hoạch. Trong quá trình giảng bài, kết hợp giảng giải với trao đổi, đối thoại giữa giảng viên với học viên, giữa học viên với học viên. Tổ chức tham quan, nghe báo cáo kinh nghiệm thực tế cũng được coi là nội dung học tập chính thức, có liên hệ, thu hoạch.
+ Trong tình hình dịch bệnh phức tạp và các trường hợp bất khả kháng khác, theo điều kiện thực tế từng địa phương, vùng, miền, vận dụng linh hoạt tổ chức lớp học theo hình thức tập trung và không tập trung; chú trọng đổi mới phương pháp giảng dạy, kết hợp học trực tuyến với trực tiếp, vừa đảm bảo được yêu cầu học tập lý luận chính trị vừa đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch bệnh, phù hợp với yêu cầu, điều kiện và tình hình mới đặt ra.
Như vậy, tài liệu, hình thức và phương pháp tổ chức lớp học về dưỡng nhận thức về Đảng được quy định như trên.
Các yêu cầu cần đạt đối với nội dung bài giảng chương trình bồi dưỡng nhận thức về Đảng?
Căn cứ Phần I những nội dung cần chú ý ban hành kèm theo Hướng dẫn 61-HD/BTGTW năm 2022 được quy định như sau:
Như vậy, các yêu cầu cần đạt đối với nội dung bài giảng chương trình bồi dưỡng nhận thức về Đảng được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.