Chọi trâu đồ sơn 2024 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào? Lễ hội chọi trâu đồ sơn 2024 năm thứ bao nhiêu?
Chọi trâu đồ sơn 2024 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào? Lễ hội chọi trâu đồ sơn 2024 năm thứ bao nhiêu?
UBND quận Đồ Sơn ban hành Thông báo 451/TB-UBND năm 2024 TẠI ĐÂY về việc thay đổi thời gian tổ chức Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024
Theo đó, Lễ hội chọi trâu truyền thống quận Đồ Sơn được khôi phục từ năm 1990 và được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia tại Quyết định 5079/QĐ-BVHTTDL ngày 27/12/2012 về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. Theo truyền thống, Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được tổ chức hàng năm vào tháng 8 âm lịch với phần Lễ được tổ chức từ ngày mùng 1/8 đến hết ngày 16/8 âm lịch và phần Hội được tổ chức vào ngày mùng 9/8 âm lịch.
Năm 2024, Uỷ ban nhân dân quận đã xây dựng hệ thống các văn bản và chuẩn bị cơ sở vật chất để phục vụ công tác tổ chức Lễ hội (sân bãi, phân bổ, tuyển chọn và chăm sóc trâu; huy động kinh phí, in ấn phát hành giấy mời, các loại thẻ,...). Bên ly cạnh đó, Ủy ban nhân dân quận cũng đã triển khai tổ chức các nghi lễ theo truyền thống: Lễ dâng hương thượng cờ Lễ hội (ngày 01/8 âm lịch), Lễ rước nước (ngày 07/8 âm lịch).
Tuy nhiên do ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi) đổ bộ vào Hải Phòng ngày 07-08/9/2024, gây thiệt hại lớn trên địa bàn quận Đồ Sơn. Thống kê sơ bộ tỉnh đến ngày 08/9/2024 ước tổng thiệt khoảng 200 tỷ đồng; đặc biệt là các cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ tại khu du lịch bị hỏng, khu vực sân vận động trung tâm quận – địa điểm tổ chức phần Hội bị thiệt hại nặng nhưng hiện nay gặp khó khăn trong việc khắc phục do hệ thống điện lưới, nước toàn quận bị cắt để sửa chữa và thông tin liên lạc gặp khó khăn nên không đảm bảo tiến độ hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ Nhân dân, du khách về dự Lễ hội.
Căn cứ vào tình hình thực tế và chỉ đạo của Thành phố về việc khắc phục thiệt hại sau bão số 3 (bão Yagi). Để đảm bảo các điều kiện tốt nhất phục vụ cho Lễ hội chọi trâu quận được tổ chức an toàn, thành công; Ủy ban nhân dân quận Đồ Sơn thông báo thay đổi về thời gian tổ chức phần Hội của Lễ hội chọi trâu truyền thống quận Đồ Sơn năm 2024 cụ thể như sau:
- Phần Lễ: Tổ chức các nghi lễ theo thời gian và nghi thức truyền thống.
- Phần Hội: Chuyển từ 7h30 ngày 11/9/2024 (tức ngày 9/8 âm lịch) sang ngày 21/9/2024 (tức ngày 19/8 âm lịch).
- Giấy mời dự Lễ hội ngày 11/9/2024 (tức ngày 9/8 âm lịch) được sử dụng cho ngày 21/9/2024 (tức ngày 19/8 âm lịch)
Như vậy, năm 2024 là năm thứ 35 Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn. Lễ hội chọi trâu đồ sơn diễn ra trong ngày 21/9/2024 (tức 19/8/2024 âm lịch).
Chọi trâu đồ sơn 2024 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào? Lễ hội chọi trâu đồ sơn 2024 năm thứ bao nhiêu? (Hình từ internet)
Người tham gia lễ hội có quyền và trách nhiệm gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định người tham gia lễ hội có quyền và trách nhiệm như sau:
Người tham gia lễ hội có các quyền sau:
- Thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng;
- Thể hiện mong muốn Điều tốt đẹp, may mắn đến với cá nhân, gia đình, quê hương và đất nước;
- Được giao lưu, sinh hoạt văn hóa và hưởng thụ những giá trị văn hóa tinh thần.
Người tham gia lễ hội có các trách nhiệm sau:
- Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
- Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;
- Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường;
- Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
- Không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội;
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm quy định trên còn phải thực hiện các quy định sau: không đi lễ hội trong giờ hành chính; không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).
Nguyên tắc tổ chức lễ hội như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định nguyên tắc tổ chức lễ hội như sau:
- Việc tổ chức lễ hội nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh công lao các bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, những người có nhiều đóng góp trong quá trình hình thành, phát triển đất nước; tuyên truyền giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích, truyền thống tốt đẹp của lễ hội.
- Lễ hội phải được tổ chức trang trọng, thiết thực, hiệu quả; phù hợp với quy mô, nội dung của lễ hội; tổ chức lễ hội truyền thống theo đúng bản chất, ý nghĩa lịch sử văn hóa; giảm tần suất, thời gian tổ chức lễ hội văn hóa.
- Nghi lễ của lễ hội phải trang nghiêm, bảo đảm truyền thống; không thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam.
- Giáo dục, định hướng con người hình thành các hành vi, thái độ, nhận thức cao đẹp; loại bỏ xu hướng chạy theo lợi ích vật chất, lòng tham và các lợi ích cá nhân.
- Phải thực hiện các biện pháp bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.
- Không lợi dụng việc tổ chức lễ hội nhằm mục đích trục lợi cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm; không ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội.
- Hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực trong việc tổ chức lễ hội; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.