Chính thức tăng lương hưu từ 1/7/2024 lên 15% và tiếp tục tăng thêm bao nhiêu đối với người có mức hưởng thấp hơn 3,2 triệu?

Chính thức tăng lương hưu từ 1/7/2024 lên 15% và tiếp tục tăng thêm bao nhiêu đối với người có mức hưởng thấp hơn 3,2 triệu?

Chính thức tăng lương hưu từ 1/7/2024 lên 15% và tiếp tục tăng thêm bao nhiêu đối với người có mức hưởng thấp hơn 3,2 triệu?

Nóng: Nghị định 75/2024/NĐ-CP tăng lương hưu, trợ cấp BHXH từ 1/7/2024

Xem thêm: Cách tính lương hưu năm 2024 mới nhất

Xem thêm: Tăng lương hưu 15% nhưng vẫn thấp hơn 3,5 triệu từ 01/7/2024 thì được tăng mức hưởng lên bao nhiêu?

Ngày 21/6/2024, Bộ Chính trị có Kết luận 83-KL/TW năm 2024 về cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 01/7/2024.

Theo đó, Bộ Chính trị nêu rõ thực hiện theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 chính thức tăng lương hưu từ 1/7/2024 như sau:

3. Thực hiện điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 01/7/2024
a) Điều chỉnh tăng 15% mức lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hiện hưởng (tháng 6/2024); đối với người đang hưởng lương hưu trước năm 1995 nếu sau khi điều chỉnh mà có mức hưởng thấp hơn 3,2 triệu đồng/tháng thì điều chỉnh tăng 0,3 triệu đồng/tháng, có mức hưởng từ 3,2 triệu đồng/tháng đến dưới 3,5 triệu đồng/tháng thì điều chỉnh để bằng 3,5 triệu đồng/tháng; điều chỉnh trợ cấp ưu đãi người có công theo múc chuẩn trợ cấp từ 2.055.000 đồng lên 2.789.000 đồng/tháng (tăng 35,7%), giữ nguyên tương quan hiện hưởng các mức trợ cấp ưu đãi người có công so với mức chuẩn trợ cấp; điều chỉnh trợ cấp xã hội theo mức chuẩn trợ giúp xã hội từ 360.000 đồng lên 500.000 đồng/tháng (tăng 38,9%).
b) Ngoài chi cho cải cách tiền lương, Bộ Chính trị thống nhất việc báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc mở rộng phạm vi sử dụng nguồn tích luỹ cải cách chính sách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương để chi cho việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công, trợ cấp xã hội, chính sách an sinh xã hội và tinh giản biên chế.

Theo đó, chính thức tăng lương hưu từ 1/7/2024 và trợ cấp bảo hiểm xã hội hiện hưởng (tháng 6/2024) lên 15%.

Sau đó, tiếp tục điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội nếu mức lương hưu sau khi tăng 15% thuộc các trường hợp sau:

- Đối với người đang hưởng lương hưu trước năm 1995

+ Mức hưởng thấp hơn 3,2 triệu đồng/tháng thì điều chỉnh tăng 0,3 triệu đồng/tháng,

+ Mức hưởng từ 3,2 triệu đồng/tháng đến dưới 3,5 triệu đồng/tháng thì điều chỉnh để bằng 3,5 triệu đồng/tháng;

- Đối với người có công:

+ Điều chỉnh trợ cấp ưu đãi theo mức chuẩn trợ cấp từ 2.055.000 đồng lên 2.789.000 đồng/tháng (tăng 35,7%),

+ Giữ nguyên tương quan hiện hưởng các mức trợ cấp ưu đãi người có công so với mức chuẩn trợ cấp;

+ Điều chỉnh trợ cấp xã hội theo mức chuẩn trợ giúp xã hội từ 360.000 đồng lên 500.000 đồng/tháng (tăng 38,9%).

Như vậy, chính thức tăng lương hưu từ 1/7/2024 và trợ cấp bảo hiểm xã hội hiện hưởng lên 15% và tiếp tục tăng thêm 0,3 triệu đồng/tháng đối với người đang hưởng lương hưu trước năm 1995 mà sau khi điều chỉnh có mức hưởng thấp hơn 3,2 triệu.

Xem thêm: Mức hưởng lương hưu từ 01/7/2024 tăng 15% nhưng vẫn thấp hơn 3,5 triệu thì có được tăng thêm nữa theo Dự thảo?

Xem thêm: Toàn văn Kết luận 83-KL/TW năm 2024 về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH từ ngày 01/7/2024

Chính thức tăng lương hưu từ 1/7/2024 lên 15% và tiếp tục tăng thêm bao nhiêu đối với người có mức hưởng thấp hơn 3,2 triệu?

Chính thức tăng lương hưu từ 1/7/2024 lên 15% và tiếp tục tăng thêm bao nhiêu đối với người có mức hưởng thấp hơn 3,2 triệu?

Cách tính mức hưởng lương hưu trước ngày 01/7/2024 thế nào?

Xem thêm: Bảng lương viên chức y tế từ 01/7/2024 chính thức tăng 2,34 triệu

Bảng lương giáo viên THPT từ 1/7/2024 khi tăng 2,34 triệu lương cơ sở

5 bảng lương mới và 9 khoản phụ cấp mới từ 1/7/2024 chưa được thực hiện đúng không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, mức hưởng lương hưu đối với người nghỉ hưu tham gia BHXH bắt buộc được tính theo công thức sau:

Mức lương hưu hàng tháng

=

Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng

x

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Trong đó:

(1) Tỷ lệ hưởng lương hưu

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, Điều 16 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, Điều 17 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.

Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu như sau:

Năm nghỉ hưu

Tỷ lệ hưởng lương hưu

Số năm đóng BHXH tương ứng

Tỷ lệ cộng thêm

Từ ngày 01/01/2016 đến trước ngày 01/01/2018

45%

15 năm

Cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ.

Từ ngày 01/01/2018 trở đi

45%

- Lao động nữ: 15 năm

- Lao động nam:

+ 16 năm nếu nghỉ hưu năm 2018;

+ 17 năm nếu nghỉ hưu năm 2019;

+ 18 năm nếu nghỉ hưu năm 2020;

+19 năm nếu nghỉ hưu năm 2021;

+ 20 năm nếu nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi.

Cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%.

Lưu ý:

- Mức tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa là 75%.

- Khi tính tỷ lệ hưởng lương hưu trường hợp thời gian đóng đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm; từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.

- Trường hợp người lao động nghỉ hưu trước tuổi thì cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

(2) Mức lương bình quân đóng BHXH

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu được quy định tại Điều 9 Nghị định 115/2015/NĐ-CP

Thời điểm hưởng lương hưu được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 59 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời điểm hưởng hương hưu như sau:

- Đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và i khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong quyết định nghỉ việc do người sử dụng lao động lập khi người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật.

- Đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại điểm h khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, thời điểm hưởng lương hưu được tính từ tháng liền kề khi người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu và có văn bản đề nghị gửi cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

- Đối với người lao động quy định tại điểm g khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong văn bản đề nghị của người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định.

- Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về thời điểm hưởng lương hưu đối với người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

93,466 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào