ChatGPT là gì? Giả mạo ChatGPT để lấy cắp thông tin nhằm chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý thế nào?

Cho hỏi ChatGPT là gì? Nếu như làm giả ứng dụng ChatGPT để lấy cắp thông tin nhằm chiếm đoạt tài sản thì bị xử lý như thế nào? Câu hỏi của bạn Tiến đến từ Đồng Tháp.

ChatGPT là gì?

Hiện nay, cụm từ ChatGPT đang tạo nên cơn sốt trên khắp các mạng xã hội. Vậy, ChatGPT là gì mà lại khiến cho cư dân mạng vô cùng vô tâm.

Chat Generative Pre-training Transformer hay gọi tắt là ChatGPT là một một Chatbot do Công ty OpenAI tạo ra. ChatGPT có thể trả lời lưu loát ở mọi lĩnh vực mà người dùng hỏi, ngoài ra ứng dụng này còn có thể là thơ, viết thư, sửa lỗi lập trình. Điều đặc biệt mà ChatGPT sở hữu là nó có thể học được các kiến thức mà người dùng đã giao tiếp với nó.

Chính vì thế, ChatGPT được đánh giá là có khả năng đe dọa đến sự phát triển và xu hướng sử dụng Google, bởi lẽ ứng dụng AI này quá thông minh, có kiến thức sâu rộng, hiểu biết nhiều lĩnh vực nên hầu như khi người dùng trò chuyện với ChatGPT thì câu trả lời đã có chỉ trong vài giây. Cơ chế hoạt động của ứng dụng AI này như là một cuộc đối thoại trực tiếp giữ người với người.

Trên đây là những nội dung nhằm giải đáp thắc mắc ChatGPT là gì đang được tìm kiếm rất nhiều trong thời gian qua.

ChatGPT là gì? Giả mạo ChatGPT để lấy cắp thông tin nhằm chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý thế nào?

ChatGPT là gì? Giả mạo ChatGPT để lấy cắp thông tin nhằm chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý thế nào? (Hình từ Internet)

Giả mạo ChatGPT để lấy cắp thông tin nhằm chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý thế nào?

Hiện nay, ChatGPT đang tạo cơn sốt trên khắp các mạng xã hội. Do đó, tốc độ lan truyền của thuật ngữ này là khá nhanh. Có nhiều người vì tò mò, muốn tìm hiểu về ChatGPT là gì đã tải về những ứng dụng nhằm tìm kiếm cho mình những trãi nghiệp.

Khi truy cập vào Appstore hoặc CH Play trên điện thoại di động và tìm kiếm cụm từ ChatGPT thì sẽ xuất hiện rất nhiều ứng dụng về ChatGPT, trong đó có những ứng dụng được tạo lập chứa đựng những mã độc.

Khi người dùng sử dụng phải những ứng dụng có chứa mã độc này thì có thể sẽ bị lấy cắp thông tin cá nhân, mật khẩu tài khoản ngân hàng.

Vậy, việc giả mạo ứng dụng ChatGPT nhằm thực hiện các hành vi nêu trên sẽ bị xử lý thế nào?

Căn cứ vào Điều 290 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:

Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản
1. Người nào sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử thực hiện một trong những hành vi sau đây, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 173 và Điều 174 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cơ quan, tổ chức, cá nhân để chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ;
b) Làm, tàng trữ, mua bán, sử dụng, lưu hành thẻ ngân hàng giả nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ;
c) Truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản;
d) Lừa đảo trong thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp hoặc giao dịch chứng khoán qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản;
đ) Thiết lập, cung cấp trái phép dịch vụ viễn thông, internet nhằm chiếm đoạt tài sản.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Có tính chất chuyên nghiệp;
d) Số lượng thẻ giả từ 50 thẻ đến dưới 200 thẻ;
đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
e) Gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
c) Số lượng thẻ giả từ 200 thẻ đến dưới 500 thẻ.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên;
c) Số lượng thẻ giả 500 thẻ trở lên.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Theo đó, người nào sử dụng ứng dụng giả mạo ChatGPT để truy cập bất hợp pháp vào tài khoản ngân hàng của tổ chức, cá nhân nhằm mục đích chiếm đoạt tại sản nhưng không thuộc các trường hợp tại Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015, Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 thì có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Ngoài ra, cần căn cứ vào hành vi, mức độ phạm tội để xác định chính xác trách nhiệm hình sự theo quy định nêu trên.

Bên cạnh việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Công dân Việt Nam sáng tạo ứng dụng có chức năng tương tự như ChatGPT thì có được xem là công nghệ cao không?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Luật Công nghệ cao 2008 định nghĩa về công nghệ cao như sau:

- Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại; tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có.

Theo đó, để được xem là công nghệ cao thì ứng dụng đó phải:

- Có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;

- Được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại

- Tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường

- Có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,857 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào