Cấu trúc chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dinh dưỡng như thế nào?
- Yêu cầu đối với việc biên soạn tài liệu khi bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dinh dưỡng năm 2022?
- Yêu cầu đối với giảng viên, học viên khi bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dinh dưỡng năm 2022?
- Cấu trúc chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dinh dưỡng năm 2022?
Yêu cầu đối với việc biên soạn tài liệu khi bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dinh dưỡng năm 2022?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục VII Chương trình ban hành kèm theo Quyết định 1736/QĐ-BYT năm 2022 quy định về việc biên soạn tài liệu khi bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dinh dưỡng năm 2022 như sau:
- Tài liệu được biên soạn phải căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp định dưỡng đối với vị trí viên chức trước khi bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp;
- Nội dung tài liệu phải đảm bảo kết hợp giữa lý luận và thực tiễn; kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng thực hành, không trùng lặp:
- Tài liệu phải thường xuyên được bổ sung, cập nhật, nâng cao, phù hợp với thực tế;
- Các chuyên đề được xây dựng phải đảm bảo tính thiết thực; nội dung khóa học, phù hợp với trình độ người học và theo hướng mở, cập nhật về các nội dung và các văn bản liên quan tới dinh dưỡng nói riêng và khoa học sức khỏe nói chung.
Yêu cầu đối với giảng viên, học viên khi bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dinh dưỡng năm 2022?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2 Mục VII Chương trình ban hành kèm theo Quyết định 1736/QĐ-BYT năm 2022 quy định về yêu cầu đối với giảng viên, học sinh khi bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dinh dưỡng năm 2022 theo đó:
- Đối với giảng viên
+ Giảng viên bồi dưỡng các chuyên đề của Chương trình này phải đạt tiêu chuẩn giảng viên theo quy định tại Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, NĐ 89/2002/NĐ-CP ngày 18/10/2021 và Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08/01/2018 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và các quy định hiện hành;
+ Sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực, giảng viên đưa ra nhiều bài tập tình huống, nêu các ví dụ sát thực tế và phù hợp với tình hình thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe của các cơ quan, tổ chức;
+Trong các cuộc thảo luận trên lớp, giảng viên đóng vai trò hướng dẫn, gợi ý để phát huy kinh nghiệm thực tế và khả năng giải quyết vấn đề của tất cả học viên; định hướng và kiểm soát đề nội dung thảo luận bám sát mục tiêu học tập đã đề ra.
+ Đối với việc giảng dạy các chuyên đề kỹ năng, cần tăng cường thảo luận và giải quyết tình huống để học viên cùng trao đổi trên lớp.
- Đối với học viên:
+ Học viên phải nghiên cứu, thảo luận làm bài tập tình huống theo yêu cầu của giảng viên
+ Tham gia các hoạt động học tập theo kế hoạch, nếu nghỉ quá 20% thời lượng học lý thuyết, không đạt bài kiểm tra và tiểu luận cuối khóa sẽ không đủ điều kiện cấp chứng chỉ.
Cấu trúc chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dinh dưỡng năm 2022 được quy định như thế nào? (Hình từ internet)
Cấu trúc chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dinh dưỡng năm 2022?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 3 Mục V Chương trình ban hành kèm theo Quyết định 1736/QĐ-BYT năm 2022 quy định về cấu trúc chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dinh dưỡng năm 2022 như sau:
- Đối với kiến thức về chính trị, quản lý nhà nước và các kỹ năng chung (30 tiết)
- Đối với kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp – Kiểm tra, thực tế, viết tiểu luận cuối khóa (170 tiết)
Như vậy, cấu trúc chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dinh dưỡng năm 2022 được quy định như bên trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.