Căn cứ nào để xác định cấp bằng Tổ quốc ghi công cho người đã hy sinh theo quy định của pháp luật?
Trường hợp nào thì bị thu hồi bằng "Tổ quốc ghi công"?
Theo khoản 1 Điều 25 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng quy định về những trường hợp bị thu hồi bằng "Tổ quốc ghi công" cụ thể như sau:
- Công nhận liệt sĩ không đúng quy định theo kết luận của thanh tra.
- Người được công nhận liệt sĩ vẫn còn sống sau ngày cấp bằng.
- Bằng “Tổ quốc ghi công” đã cấp trùng.
Căn cứ nào để xác định cấp bằng Tổ quốc ghi công cho người đã hy sinh theo quy định của pháp luật?
Trường hợp nào thì được cấp lại bằng "Tổ quốc ghi công"?
Tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định về những trường hợp được cấp lại bằng "Tổ quốc ghi công" cụ thể như sau:
Điều 24. Cấp lại Bằng “Tổ quốc ghi công”
1. Cấp lại Bằng “Tổ quốc ghi công” trong các trường hợp sau: bị mất; bị thiếu thông tin do mờ chữ hoặc bị hư hại.
Như vậy, đối với trường hợp bằng Tổ quốc ghi công bị rách, bị mất, bị thiếu thông tin hoặc bị hư hại thì sẽ được cấp lại bằng mới.
Căn cứ để được cấp bằng Tổ quốc ghi công
Đối với người hy sinh nhưng chưa được cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” mà thân nhân đã được giải quyết chế độ ưu đãi từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước
Căn cứ theo khoản 1 Điều 21 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng quy định về căn cứ để được cấp bằng Tổ quốc ghi công đối với người hy sinh nhưng chưa được cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” mà thân nhân đã được giải quyết chế độ ưu đãi từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước cụ thể như sau:
Điều 21. Hồ sơ, thủ tục cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” đối với người hy sinh nhưng chưa được cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” mà thân nhân đã được giải quyết chế độ ưu đãi từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước
1. Căn cứ để cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” như sau:
a) Một trong các giấy tờ chứng minh thân nhân đã được giải quyết chế độ ưu đãi: Quyết định hưởng trợ cấp; sổ nhận trợ cấp ưu đãi; danh sách chi trả trợ cấp hằng tháng hoặc trợ cấp một lần khi báo tử có ký nhận của người hưởng trợ cấp; giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền ban hành, xác nhận được lập từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước.
b) Có giấy tờ quy định tại điểm a khoản này và có:
Một trong các giấy tờ, tài liệu do cơ quan có thẩm quyền ban hành, xác nhận là liệt sĩ, hy sinh; trường hợp có tên trong danh sách, sổ quản lý liệt sĩ không có dấu xác nhận của cơ quan, đơn vị tại thời điểm lập, ghi sổ nhưng đang do cơ quan chức năng địa phương quản lý thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tập hợp, chốt số lượng người và xác nhận danh sách, sổ quản lý liệt sĩ đang do cơ quan chức năng địa phương quản lý, hoàn thành trước ngày 01 tháng 5 năm 2022 và báo cáo số liệu theo Mẫu số 101 Phụ lục I Nghị định này về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 01 tháng 6 năm 2022.
c) Có giấy tờ quy định tại điểm a khoản này và có một trong các giấy tờ: giấy báo tử, giấy báo tử trận, giấy chứng nhận hy sinh hoặc có hồ sơ đang lưu tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
d) Có giấy tờ quy định tại điểm a khoản này và có giấy xác nhận thông tin liệt sĩ trên bia ghi danh liệt sĩ từ cấp xã trở lên kèm theo các giấy tờ được cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc xác nhận để khắc bia của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt bia ghi danh liệt sĩ.
Đối với người hy sinh thuộc các trường hợp thuộc trường hợp là liệt sĩ nhưng chưa được cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” mà thân nhân đã được giải quyết chế độ ưu đãi từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 30 tháng 9 năm 2006
Tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng quy định về căn cứ cấp bằng đối với người hy sinh thuộc các trường hợp thuộc trường hợp là liệt sĩ nhưng chưa được cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” mà thân nhân đã được giải quyết chế độ ưu đãi từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 30 tháng 9 năm 2006 cụ thể như sau:
Điều 22. Hồ sơ, thủ tục cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” đối với người hy sinh thuộc các trường hợp quy định tại Điều 14 Pháp lệnh nhưng chưa được cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” mà thân nhân đã được giải quyết chế độ ưu đãi từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 30 tháng 9 năm 2006
1. Căn cứ cấp Bằng “Tổ quốc ghi công”: Hồ sơ công nhận và hưởng chế độ ưu đãi được xác lập đủ và đúng quy định tại từng thời điểm hiện đang lưu tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, kèm danh sách chi trả trợ cấp hằng tháng hoặc trợ cấp một lần có ký nhận của người hưởng trợ cấp.
Như vậy, đối với trường hợp người hy sinh nhưng chưa được cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” mà thân nhân đã được giải quyết chế độ ưu đãi từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước thì Nhà nước dựa vào những căn cứ như một trong các giấy tờ chứng minh thân nhân đã được giải quyết chế độ ưu đãi; một trong các giấy tờ, tài liệu do cơ quan có thẩm quyền ban hành, xác nhận là liệt sĩ, hy sinh; một trong các giấy tờ: giấy báo tử, giấy báo tử trận, giấy chứng nhận hy sinh hoặc có hồ sơ đang lưu tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc có giấy xác nhận thông tin liệt sĩ trên bia ghi danh liệt sĩ từ cấp xã trở lên kèm theo các giấy tờ được cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc xác nhận để khắc bia của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt bia ghi danh liệt sĩ.
Đối với trường hợp người hy sinh thuộc các trường hợp thuộc trường hợp là liệt sĩ nhưng chưa được cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” mà thân nhân đã được giải quyết chế độ ưu đãi từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 30 tháng 9 năm 2006 thì cần phải có hồ sơ công nhận và hưởng chế độ ưu đãi được xác lập đủ và đúng quy định tại từng thời điểm hiện đang lưu tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, kèm danh sách chi trả trợ cấp hằng tháng hoặc trợ cấp một lần có ký nhận của người hưởng trợ cấp.
Trên đây là một số thông tin liên quan tới bằng Tổ quốc ghi công mà chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.