Các trường hợp nào khi khai thác, sử dụng nước phải tổ chức lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư?

Các trường hợp khai thác, sử dụng nước phải tổ chức lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư theo quy định mới nhất?- câu hỏi của chị Linh tại Huế.

Đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân liên quan được lấy ý kiến về các trường hợp khai thác, sử dụng nước là những ai?

Ngày 01/02/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định 02/2023/NĐ-CP về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.

Căn cứ Điều 2 Nghị định 02/2023/NĐ-CP có quy định như sau:

Lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư và tổ chức, cá nhân liên quan trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước
Đại diện cộng đồng dân cư và tổ chức, cá nhân liên quan trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo quy định tại Điều 6 của Luật Tài nguyên nước, bao gồm: đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện, đại diện đơn vị quản lý, vận hành công trình khai thác, sử dụng nước chịu ảnh hưởng của việc khai thác, sử dụng nước của dự án và tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Việc lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư và tổ chức, cá nhân liên quan trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước có ảnh hưởng lớn đến sản xuất, đời sống của nhân dân trên địa bàn được thực hiện như sau:
...

Như vậy, Đại diện cộng đồng dân cư và tổ chức, cá nhân liên quan trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước được lấy ý kiến là đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện, đại diện đơn vị quản lý, vận hành công trình khai thác, sử dụng nước chịu ảnh hưởng của việc khai thác, sử dụng nước của dự án và tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Các trường hợp khai thác, sử dụng nước phải tổ chức lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư theo quy định mới nhất?

Các trường hợp khai thác, sử dụng nước phải tổ chức lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư theo quy định mới nhất? (Hình từ Internet)

Các trường hợp khai thác, sử dụng nước phải tổ chức lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư theo quy định mới nhất?

Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định 02/2023/NĐ-CP có quy định như sau:

Lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư và tổ chức, cá nhân liên quan trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước
Đại diện cộng đồng dân cư và tổ chức, cá nhân liên quan trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo quy định tại Điều 6 của Luật Tài nguyên nước, bao gồm: đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện, đại diện đơn vị quản lý, vận hành công trình khai thác, sử dụng nước chịu ảnh hưởng của việc khai thác, sử dụng nước của dự án và tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Việc lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư và tổ chức, cá nhân liên quan trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước có ảnh hưởng lớn đến sản xuất, đời sống của nhân dân trên địa bàn được thực hiện như sau:
1. Các dự án có xây dựng công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải lấy ý kiến bao gồm:
a) Hồ chứa, đập dâng xây dựng trên sông, suối thuộc trường hợp phải xin phép;
b) Công trình khai thác, sử dụng nước mặt không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này với lưu lượng từ 10 m3/giây trở lên;
c) Công trình chuyển nước giữa các nguồn nước;
d) Công trình khai thác, sử dụng nước dưới đất (gồm một hoặc nhiều giếng khoan, giếng đào, hố đào, hành lang, mạch lộ, hang động khai thác nước dưới đất thuộc sở hữu của một tổ chức, cá nhân và có khoảng cách liền kề giữa chúng không lớn hơn 1.000 m) có lưu lượng từ 12.000 m3/ngày đêm trở lên.

Như vậy các dự án có xây dựng công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải lấy ý kiến bao gồm:

- Hồ chứa, đập dâng xây dựng trên sông, suối thuộc trường hợp phải xin phép;

- Công trình khai thác, sử dụng nước mặt không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này với lưu lượng từ 10 m3/giây trở lên;

- Công trình chuyển nước giữa các nguồn nước;

- Công trình khai thác, sử dụng nước dưới đất (gồm một hoặc nhiều giếng khoan, giếng đào, hố đào, hành lang, mạch lộ, hang động khai thác nước dưới đất thuộc sở hữu của một tổ chức, cá nhân và có khoảng cách liền kề giữa chúng không lớn hơn 1.000 m) có lưu lượng từ 12.000 m3/ngày đêm trở lên.

Việc lấy ý kiến về các trường hợp khai thác, sử dụng nước được thực hiện khi nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 2 Nghị định 02/2023/NĐ-CP có quy định việc lấy ý kiến về các trường hợp khai thác, sử dụng nước được thực hiện như sau:

- Trong quá trình lập dự án đầu tư đối với trường hợp:

+ Hồ chứa, đập dâng xây dựng trên sông, suối thuộc trường hợp phải xin phép;

+ Công trình khai thác, sử dụng nước mặt không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này với lưu lượng từ 10 m3/giây trở lên;

+ Công trình chuyển nước giữa các nguồn nước;

- Trong quá trình thăm dò đối với công trình khai thác nước dưới đất (gồm một hoặc nhiều giếng khoan, giếng đào, hố đào, hành lang, mạch lộ, hang động khai thác nước dưới đất thuộc sở hữu của một tổ chức, cá nhân và có khoảng cách liền kề giữa chúng không lớn hơn 1.000 m) có lưu lượng từ 12.000 m3/ngày đêm trở lên.

Nghị định 02/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ 20/03/2023

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

705 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào