Bộ Y tế đồng ý tiêm vắc xin Moderna đối với trẻ em từ 6 đến dưới 12 tuổi để phòng, chống Covid-19?
- Bộ Y tế đồng ý tiêm vắc xin Moderna cho trẻ em từ 6 đến dưới 12 tuổi để phòng, ngừa Covid-19?
- Trước đó, Bộ Y tế chọn vắc xin Pfizer để triển khai tiêm chủng cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi nhằm phòng, chống Covid-19
- Bộ Y tế hướng dẫn theo dõi, chăm sóc trẻ em sau khi tiêm chủng vắc xin Covid-19 như thế nào?
Bộ Y tế đồng ý tiêm vắc xin Moderna cho trẻ em từ 6 đến dưới 12 tuổi để phòng, ngừa Covid-19?
Theo hướng dẫn tại Công văn 2308/QLD-KD ngày 31/03/2022 về việc mở rộng chỉ định cho trẻ em từ 6 đến dưới 12 tuổi của vắc xin Moderna như sau:
"Cục Quản lý Dược nhận được các Văn bản số 27/ZPV-NK22 đề ngày 25/02/2022, số 35/ZPV-NK22 đề ngày 14/3/2022, số 52/ZPV-NK22 đề ngày 29/3/2022 và hồ sơ, dữ liệu kèm theo của Chi nhánh Công ty TNHH Zuellig Pharma Việt Nam về việc đề nghị mở rộng chỉ định cho trẻ em từ 6 tuổi đến dưới 12 tuổi của vắc xin Spikevax (Tên khác: Covid-19 Vaccine Moderna).
Căn cứ kết luận của Hội đồng tư vấn cấp Giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc họp ngày 28/3/2022 tại Văn bản số 24/VPHĐ ngày 29/3/2022, Cục Quản lý Dược có ý kiến như sau:
1. Đồng ý với đề nghị của Chi nhánh Công ty TNHH Zuellig Pharma Việt Nam về việc mở rộng chỉ định cho trẻ em từ 6 tuổi đến dưới 12 tuổi của vắc xin Spikevax theo hướng dẫn của cơ sở sản xuất vắc xin.
2. Chi nhánh Công ty TNHH Zuellig Pharma Việt Nam chịu trách nhiệm phối hợp với cơ sở sản xuất vắc xin Spikevax tiếp tục cập nhật, bổ sung hồ sơ, dữ liệu mới có liên quan đến vắc xin Spikevax trong quá trình lưu hành sản phẩm.
Cục Quản lý Dược thông báo để Chi nhánh Công ty TNHH Zuellig Pharma Việt Nam biết và thực hiện./."
Theo đó, Bộ Y tế đồng ý với đề nghị của Chi nhánh Công ty TNHH Zuellig Pharma Việt Nam về việc mở rộng chỉ định cho trẻ em từ 6 tuổi đến dưới 12 tuổi của vắc xin Spikevax (tên khác: Covid-19 Vaccine Moderna) theo hướng dẫn của cơ sở sản xuất vắc xin.
Bộ Y tế đồng ý tiêm vắc xin Moderna cho trẻ em từ 6 đến dưới 12 tuổi để phòng, chống Covid-19?
Trước đó, Bộ Y tế chọn vắc xin Pfizer để triển khai tiêm chủng cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi nhằm phòng, chống Covid-19
Trước đó, ngày 05/02/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 14/NQ-CP về việc mua 21,9 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 của Pfizer cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi.
Đồng thời, tại điểm b mục 1 Công văn 1535/BYT-DP ngày 28/03/2022 thì Bộ Y tế cũng hướng dẫn về loại vắc xin Covid-19 được sử dụng như sau:
"1. Sở Y tế các tỉnh, thành phố:
...
b) Chuẩn bị triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi:
...
- Loại vắc xin sử dụng: vắc xin được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng cho lứa tuổi này. Liều lượng và khoảng cách giữa các mũi tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương."
Như vậy, đến thời điểm hiện nay, có 2 loại vắc xin được phê duyệt để tiêm cho trẻ em từ 6 đến dưới 12 tuổi là vắc xin Pfizer và vắc xin Moderna.
Bộ Y tế hướng dẫn theo dõi, chăm sóc trẻ em sau khi tiêm chủng vắc xin Covid-19 như thế nào?
Theo hướng dẫn tại mục III Quyết định 3588/QĐ-BYT năm 2021 về cách theo dõi, chăm sóc trẻ em sau khi tiêm chủng vắc xin Covid-19 như sau:
"III. NỘI DUNG
...
4. Sau khi tiêm chủng
- Theo dõi người được tiêm ít nhất 30 phút sau tiêm chủng tại điểm tiêm. Đối với cơ sở tiêm chủng sử dụng bản in phiếu khám sàng lọc thì thực hiện nhập thông tin của người đã được tiêm sau khi tiêm xong.
- Sau khi kết thúc thời gian theo dõi sau tiêm chủng tại điểm tiêm, cơ sở tiêm chủng cung cấp giấy xác nhận đã tiêm vắc xin COVID-19 theo mẫu qui định tại Phụ lục 4.
- Hướng dẫn đối tượng tiêm vắc xin tự theo dõi tại nhà chặt chẽ trong vòng 24 giờ và tiếp tục theo dõi trong vòng 28 ngày sau tiêm chủng, đặc biệt trong vòng 7 ngày đầu sau tiêm chủng về các dấu hiệu: toàn trạng, tinh thần, ăn, ngủ, thở, phát ban, triệu chứng tại chỗ tiêm, thông báo cho nhân viên y tế nếu có dấu hiệu bất thường. Các nội dung tư vấn thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 5488/BYT-KCB của Bộ Y tế ngày 9/7/2021 về việc hướng dẫn bảo đảm an toàn tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp nhận trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng phải tiến hành cấp cứu, điều trị và báo cáo Sở Y tế trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm tiếp nhận người bị tai biến. Tổng hợp các trường hợp tai biến nặng, báo cáo theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ và Điều 14, 15, 16 Thông tư số 34/2018/TT-BYT ngày 12/11/2018 của Bộ Y tế.
- Thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý chất thải: thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải y tế, công văn số 102/MT-YT ngày 04/03/2021 của Cục Quản lý môi trường y tế về việc hướng dẫn quản lý chất thải y tế trong tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 và các văn bản có liên quan."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.