Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện các phương án vay ưu đãi nước ngoài, tối ưu lợi ích của Việt Nam?
- Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện các phương án vay ưu đãi nước ngoài, tối ưu lợi ích của Việt Nam?
- Tỷ lệ giải ngân các kế hoạch của Chính phủ trong 8 tháng đầu năm 2022 thấp hơn cùng kỳ năm trước?
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải hoàn thiện dự thảo giải ngân các kế hoạch trong những tháng cuối năm 2022?
Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện các phương án vay ưu đãi nước ngoài, tối ưu lợi ích của Việt Nam?
Căn cứ vào Mục II Nghị quyết 121/NQ-CP năm 2022 đã có nội dung yêu cầu một số cá nhân, cơ quan thực hiện khắc phục các vướng mắc, thúc đẩy thực hiện có hiệu quả các chính sách của chương trình phục hồi kinh tế và phát triển kinh tế - xã hội như sau:
- Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chịu trách nhiệm tổ chức họp Ban Chỉ đạo, tập trung, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra các bộ, cơ quan, địa phương trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để bảo đảm đạt các mục tiêu của Chương trình đã đề ra.
- Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện Đề án huy động nguồn lực cho Chương trình, trong đó rà soát các phương án vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài bảo đảm khả thi, tối ưu lợi ích của Việt Nam; có giải pháp phù hợp để đáp ứng kịp thời nguồn lực cho Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện các chính sách của Chương trình.
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổng hợp các khó khăn, vướng mắc trong triển khai Nghị định số 31/2022/NĐ-CP về gói hỗ trợ lãi suất 2% qua hệ thống các tổ chức tín dụng; trên cơ sở đó, khẩn trương hướng dẫn, tháo gỡ kịp thời theo quy định; trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương tiếp thu, giải trình ý kiến của Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định giao danh mục và mức vốn cho các dự án thuộc Chương trình theo đúng kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; sớm trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh, bổ sung kế hoạch vốn ngân sách trung ương năm 2022 theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Trên cơ sở đó, các bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương triển khai thực hiện theo quy định; đồng thời xem xét, áp dụng các cơ chế đặc thù đã được Quốc hội cho phép để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả, đúng quy định.
- Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương rà soát và tiếp tục đề xuất phương án phân bổ số vốn còn lại thuộc lĩnh vực y tế của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm đúng quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội; gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp, rà soát, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo đúng quy định tại Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ.
Theo đó, Bộ tài chính khẩn trường hoàn thiện các phương án vay ưu đãi nước ngoài, tối ưu lợi ích của Việt Nam để thực hiện chương trình phục hồi kinh tế và phát triển kinh tế - xã hội.
Bên cạnh việc hoàn thiện phương án vay ưu đãi nước ngoài thì Bộ tài chính ra soát lại các phương án vay ODA; có giải pháp phù hợp để đáp ứng kịp thời nguồn lực cho Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện các chính sách của Chương trình phục hồi kinh tế và phát triển kinh tế - xã hội.
Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện các phương án vay ưu đãi nước ngoài, tối ưu lợi ích của Việt Nam?
Tỷ lệ giải ngân các kế hoạch của Chính phủ trong 8 tháng đầu năm 2022 thấp hơn cùng kỳ năm trước?
Căn cứ vào Mục III Nghị quyết 121/NQ-CP năm 2022 đã đề cập đến nội dung như sau:
- Chính phủ cơ bản thống nhất với Báo cáo số 6200/BC-BKHĐT ngày 04 tháng 9 năm 2022 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Đến hết tháng 8, đã phân bổ, giao kế hoạch chi tiết cho các dự án đạt 93,7% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao; tuy nhiên, kết quả giải ngân đạt 39,15% kế hoạch, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2021 (40,6%), trong đó, 42/51 cơ quan trung ương và 21/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới mức trung bình của cả nước. Chính phủ phê bình các bộ, cơ quan, địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp, trong đó nghiêm khắc phê bình 12 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 10% kế hoạch; yêu cầu nghiêm túc kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và xử lý theo quy định, đồng thời khẩn trương có giải pháp khắc phục. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư thường xuyên công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng danh sách cụ thể các bộ, cơ quan và địa phương có tỷ lệ giải ngân 8 tháng đầu năm dưới mức trung bình của cả nước.
Theo đó, trong 8 tháng đầu năm 2022 đã giao phân bổ, kế hoạch chi tiết cho các dự án đạt tỷ lệ 93.7% trên tổng số kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Tỷ lệ giải ngân các kế hoạch đạt 39.15%, thấp hơn tỷ lệ giải ngân trong 8 tháng đầu năm 2021 (đạt 40.6%).
Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải hoàn thiện dự thảo giải ngân các kế hoạch trong những tháng cuối năm 2022?
Căn cứ vào Mục III Nghị quyết 121/NQ-CP năm 2022 đã đề cập đến nội dung như sau:
- Trên cơ sở ý kiến của các Thành viên Chính phủ, giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2022, báo cáo Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngay để triển khai thực hiện.
- Các Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ hằng tháng tiếp tục tổ chức họp, tập trung triển khai các hoạt động đôn đốc, kiểm tra để kịp thời tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công tại các bộ, cơ quan, địa phương.
Như vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải tiếp thu ý kiến của các thành viên Chính phủ và khẩn trương hoàn thành dự thảo về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.