Bộ tài chính cần rà soát, đánh giá tình hình thực hiện Luật Chứng khoán và Luật Doanh nghiệp để trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung?
- Bộ tài chính cần rà soát, đánh giá tình hình thực hiện Luật Chứng khoán và Luật Doanh nghiệp để trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung?
- Trách nhiệm của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong công tác phát triển thị trường vốn?
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục thực hiện tái cơ cấu tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu?
Bộ tài chính cần rà soát, đánh giá tình hình thực hiện Luật Chứng khoán và Luật Doanh nghiệp để trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục IV Nghị quyết 86/NQ-CP năm 2022 hướng dẫn trách nhiệm của Bộ Tài chính trong công tác thực hiện và phát triển thị trường vốn như sau:
“2. Bộ Tài chính
a) Rà soát, đánh giá tình hình thực hiện Luật Chứng khoán và Luật Doanh nghiệp để trình Chính phủ sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán và Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán. Chủ động rà soát, kiến nghị sửa đổi các quy định bất cập liên quan đến việc minh bạch thông tin của doanh nghiệp, quyền và trách nhiệm của các chủ thể quản lý, tham gia thị trường như cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, công ty chứng khoán, nhà đầu tư, tăng cường các giải pháp chế tài xử phạt nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật trên thị trường chứng khoán, bảo vệ nhà đầu tư. Trước mắt, khẩn trương rà soát trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế để nâng cao tiêu chuẩn, điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp góp phần lành mạnh, minh bạch hóa thị trường.
b) Chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước yêu cầu các Sở Giao dịch chứng khoán và Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam rà soát các quy trình, quy chế liên quan đến hoạt động chứng khoán và hoạt động nghiệp vụ của các Sở Giao dịch chứng khoán và Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam; đảm bảo thị trường hoạt động thông suốt và đầu tư đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ số, khẩn trương triển khai các biện pháp cần thiết để nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi để thu hút vốn đầu tư đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài; rà soát văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành theo thẩm quyền.
c) Khẩn trương hoàn thiện và phát triển nền tảng cơ sở hạ tầng hiện đại để thúc đẩy thị trường trái phiếu lành mạnh bền vững, thúc đẩy hoạt động xếp hạng tín nhiệm.
d) Chấn chỉnh và tăng cường kiểm tra giám sát đối với các hoạt động của các tổ chức cung cấp dịch vụ trên thị trường, bao gồm các công ty cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán, xếp hạng tín nhiệm và thẩm định giá.
đ) Rà soát để báo cáo cấp có thẩm quyền rà soát, sắp xếp, tăng cường nguồn nhân lực đối với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, các Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam vừa tổ chức thực hiện tốt chức năng kiểm tra, giám sát đối với các hoạt động trên thị trường chứng khoán vừa đảm bảo tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả của tổ chức bộ máy của các đơn vị Tăng cường năng lực quản lý, giám sát của Ủy ban chứng khoán Nhà nước, các Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam để vận hành thị trường chứng khoán ổn định, an toàn và minh bạch.
e) Phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các cơ quan liên quan, các Hiệp hội và thành viên thị trường trong hoàn thiện cơ chế chính sách, xử lý các vấn đề bất cập, khó khăn, vướng mắc và trong công tác thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Đặc biệt chú trọng việc kết nối liên thông cơ sở dữ liệu quốc gia giữa các thành, lĩnh vực, nhất là cơ sở dữ liệu về thị trường vốn, thị trường tiền tệ, bảo hiểm, thuế, doanh nghiệp, dân cư, đây mình chuyển đổi số thị trường chứng khoán.
g) Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền đảm bảo tính kịp thời, liên tục; giáo dục, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư cá nhân về thị trường chứng khoán và các sản phẩm trên thị trường
h) Tiếp tục rà soát, thẩm định hồ sơ của các tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm bảo đảm cấp phép cho các tổ chức đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật và quy hoạch phát triển dịch vụ xếp hạng tín nhiệm cho từng giai đoạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Tăng cường theo dõi, giám sát hoạt động cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm của các doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm đã được cấp phép tại Việt Nam.”
Theo đó, Bộ Tài chính cần phải rà soát, đánh giá tình hình thực hiện Luật Chứng khoán và Luật Doanh nghiệp để trình Chính phủ sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán và Nghị định 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.
Bộ tài chính cần rà soát, đánh giá tình hình thực hiện Luật Chứng khoán và Luật Doanh nghiệp để trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung? (Hình từ internet)
Trách nhiệm của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong công tác phát triển thị trường vốn?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục III Nghị quyết 86/NQ-CP năm 2022 hướng dẫn về trách nhiệm của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong công tác phát triển thị trường vốn như sau:
"3. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
a) Rà soát, quản lý, giám sát việc công bố thông tin, chất lượng công bố thông tin của các doanh nghiệp huy động vốn trên thị trường thuộc phạm vi quản lý Xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm nghĩa vụ báo cáo công bố thông tin, chủ động công bố thông tin liên quan đến vụ việc vi phạm và thực hiện các giảipháp ổn định tâm lý nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư theo đúng quy định pháp luật.
b) Rà soát quy trình cấp phép, chào bán chứng khoán ra công chúng trên cơ sở tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, giảm thiểu thủ tục hành chính và các rủi ro phát sinh. Thẩm định, giám sát chặt chẽ việc phát hành chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp; tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn đúng mục đích theo quy định của pháp luật.
c) Nâng cao năng lực quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra đối với các công ty chứng khoán và các chủ thể tham gia thị trường để sớm nhận diện rủi ro của thị trường, vận hành thị trường ổn định, an toàn và minh bạch, tiến tới áp dụng công nghệ thông tin, công nghệ số vào phân tích dữ liệu, quản lý giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm.
d) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh hoạt động của thị trường để kịp thời ngăn chặn hành vi vi phạm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia thị trường, qua đó lành mạnh hóa thị trường, khơi thông dòng vốn cho nền kinh tế. Tăng cường quản lý, giám sát hoạt động nghiệp vụ chứng khoán của các Sở Giao dịch chứng khoán và Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam theo đúng quy định tại Luật Chứng khoán.
đ) Nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền phê duyệt các giải pháp khuyến khích sự phát triển của các nhà đầu tư tổ chức, nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp để hướng tới cơ cấu hợp lý giữa nhà đầu tư tổ chức và nhà đầu tư cá nhân,
e) Chủ động và tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, cảnh báo sớm đối với nhà đầu tư về các rủi ro (nếu có) của thị trường và có phương án xử lý kịp thời các rủi ro có thể phát sinh, bảo đảm an toàn thị trường.”
Theo đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cần phải rà soát quy trình cấp phép, chào bán chứng khoán ra công chúng trên cơ sở tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, giảm thiểu thủ tục hành chính và các rủi ro phát sinh.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục thực hiện tái cơ cấu tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu?
Căn cứ theo tiểu mục 4 Mục IV Nghị quyết 86/NQ-CP năm 2022 hướng dẫn về trách ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục thực hiện tái cơ cấu tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu như sau:
“4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
a) Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, tăng cường chất lượng hiệu quả công tác thanh tra, giám sát để hạn chế tình trạng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.
b) Thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong ngành ngân hàng, ứng dụng công nghệ mới đối với sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, đảm bảo ổn định các cân đối lớn của nền kinh tế, qua đó tạo điều kiện ổn định, phát triển bền vững thị trường chứng khoán.
c) Giám sát việc cấp tín dụng, đầu tư, huy động vốn trong hoạt động ngân hàng và cung cấp dịch vụ trên thị trường văn của các tổ chức tín dụng. Kịp thời cảnh báo sớm và có biện pháp xử lý theo quy định, hạn chế xảy ra rủi ro, mất an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng.”
Như vậy, trong công tác thực hiện phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững Bộ Tài chính cần phải rà soát, đánh giá tình hình thực hiện Luật Chứng khoán và Luật Doanh nghiệp để trình Chính phủ sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán và Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.